| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông vùng đồng bào Khmer

Thứ Sáu 25/05/2012 , 11:11 (GMT+7)

Nhiều năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đặc biệt là chương trình khuyến nông đã giúp bà con Khmer tiếp cận KHKT, áp dụng các mô hình SX mới mang lại hiệu quả cao.

Nhờ chương trình khuyến nông, đồng bào dân tộc Khmer An Giang đã nắm được kỹ thuật nuôi heo rừng mang lại hiệu quả cao

Đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL trước đây chủ yếu sống ở các phum, sóc, điều kiện khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Nhiều năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đặc biệt là chương trình khuyến nông đã giúp bà con tiếp cận KHKT, áp dụng các mô hình SX mới mang lại hiệu quả cao.

Tại tỉnh An Giang, đa số đồng bào dân tộc Khmer đều tập trung sinh sống ở các huyện miền núi như Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Nhờ các chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng có đông đồng bào dân tộc không chỉ giúp thay đổi cuộc sống mà nhiều hộ đã trở nên khá giả.

Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết, toàn huyện có khoảng 44.000 người dân tộc Khmer trên tổng số 130.000 người. Nhiều năm qua, các hộ dân tộc trên địa bàn huyện được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, được hướng dẫn về các tiến bộ KHKT để áp dụng vào SX. Bà con nông dân người dân tộc Khmer lúc đầu còn tỏ ra chậm chạp, nhưng nay tiến bộ rất nhanh, nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng”, “ 1 phải, 5 giảm” trên ruộng lúa của mình.

Điển hình như hộ gia đình ông Chau Chên, ở ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn từ một hộ nghèo đã vươn lên thành hộ nông dân SX-KD giỏi nhờ chịu khó học hỏi các mô hình khuyến nông để phát triển kinh tế gia đình.

Khi mới bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vợ chồng ông Chau Chên cũng gặp không ít khó khăn, lúa làm ra nhưng chi phí cao không có lãi. Nhờ được mời đi dự các lớp khuyến nông, ông Chau Chên đã mày mò, học hỏi kinh nghiệm, tìm những giống lúa chất lượng cao, năng suất cao để gieo sạ.

Đặc biệt là khi được dự lớp tập huấn về “Kỹ năng chọn giống, tạo giống lúa tại cộng đồng và kỹ thuật SX lúa giống”, ông đã ứng dụng ngay vào ruộng lúa của mình và kết quả thật không ngờ. Thời gian đầu ông chỉ canh tác trên 6 công đất của cha mẹ cho, sau đó diện tích lúa tăng dần nhờ mỗi năm mua thêm một ít. Thế là sau 10 năm cần cù lao động, vợ chồng ông đã sở hữu được được 40 công ruộng, sau khi chia cho các con ra riêng, ông bà còn được phân nửa để sinh sống.

Nguồn thu nhập chính trong gia đình ngoài hai vụ lúa, một vụ màu, ông còn làm dịch vụ từ chiếc máy gặt đập liên hợp, mỗi năm cũng kiếm thêm được vài chục triệu đồng. Hiện nay, trong nhà đã có máy cày, máy gặt đập liên hợp, thu nhập bình quân mỗi năm trên 150 triệu đồng, một con số ngoài sự mong đợi đối với gia đình người dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi.

Ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ Trung tâm KN-KN An Giang cho biết, đã triển khai nhiều chương trình về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp cho vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh cây lúa, một số mô hình khác như cây màu (đậu phộng, mè, rau, sắn), nuôi cá, lươn, nuôi heo rừng, bò cái sinh sản, bò đực giống… đều mang lại lợi nhuận hết sức khả quan.

Mô hình nuôi bò cái sinh sản và bò đực giống là nghề gắn liền với các hộ đồng bào dân tộc Khmer torng điều kiện sinh sống tại vùng đồi núi. Hơn nữa con bò dễ nuôi, ít bệnh và không tốn chi phí thức ăn, do đó dễ áp dụng ở các hộ ít vốn. Nếu ban đầu mua con bò cái 18-24 tháng tuổi trung bình 6-8 triệu đồng, sau khoảng 15 tháng nuôi bò mẹ sinh sản ra bê con là đã kiếm lãi được từ 3-5 triệu đồng.

Chương trình Heifer, tặng bò cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo là một trong những mô hình khuyến nông mang lại hiệu quả cao ở Kiên Giang. Từ con bò Heifer mà không ít hộ gia đình Khmer đã có điều kiện thoát nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Danh Việt, bà Thị Hai ở xã Định Hòa, Gò Qua từng là hộ nông dân nghèo, cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Đời sống kinh tế của gia đình ông Việt bắt đầu đổi thay từ khi được chương trình Heifer chọn để hỗ trợ cặp bò làm vốn mưu sinh.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, từ năm 2000 đến nay, Chương trình Heifer tại Kiên Giang đã hỗ trợ được hơn 1.000 con bò cho các hộ đồng bào Khmer, chuyển giao TBKT xây dựng các mô hình VAC, từ đó giúp họ phát triển kinh tế gia đình.
Ông Việt nhớ lại: “Trước đây gia đình tui nghèo lắm, nợ nần nhiều nên có mấy công ruộng đều phải cầm cố hết. Có khi không đủ gạo để ăn, phải nhờ chính quyền hỗ trợ”. May mắn là gia đình đã được chương trình Heifer xét cấp cho cặp bò, một con đực một con cái, hỗ trợ tiền làm chuồng và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi.

Nhờ chịu khó chăm sóc, cắt cỏ từ bờ ruộng về cho ăn nên bò lớn nhanh, hai năm sau gia đình đã có bê con để trả lại cho chương trình tiếp tục hỗ trợ cho hộ khác. Vừa nuôi bò, ông Việt bà Hai còn được hướng dân làm mô hình VAC (vườn-ao-chuồng). Phân bò được tận dụng để nuôi trùn (giun) quế, lấy trùng cho cá ăn, đất trống quanh nhà được tận dụng trồng nấm rơm. Hết mùa nấm lại lấy rơm mục và phân trùn quế để trồng rau xanh.

Bà Thị Hai phấn khởi cho biết: “Bảy, tám năm nay chưa khi nào gia đình tui bỏ đất trống, cứ xoay vòng liên tục hết loại rau này đến rau khác. Nhờ trồng rau mà ngày nào gia đình tui cũng có thu nhập, đủ sống qua ngày. Còn tiền bán bò con được dành dụm để làm chuyện khác như sửa nhà, mua sắm vật dụng…”.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.