| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát giết mổ kiểu... Nghệ An

Thứ Hai 13/12/2010 , 09:26 (GMT+7)

Trong mấy năm nay, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xẩy ra tại nhiều nơi, trong đó Nghệ An là một "điểm nóng".

Lò mổ tập trung tại Nghi Phú chỉ thu hút được gần chục hộ vào giết mổ

Trong mấy năm nay, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xẩy ra tại nhiều nơi, trong đó Nghệ An là một "điểm nóng". Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao dịch bệnh lại diễn biến phức tạp và xẩy ra thường xuyên như vậy? Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm có được coi trọng hay không? Thâm nhập thực tế tại TP Vinh, chúng tôi đã có câu trả lời.

Kiểm tra chất lượng thịt...bằng mũi!

 5 giờ sáng, tôi bắt đầu hành trình "dạo chợ" Hưng Dũng (phường Hưng Dũng, TP Vinh). Dưới ánh đèn cao áp đang hắt xuống nền đường, chúng tôi thấy 5-6 chiếc xe máy, phía sau chở 2-3 con lợn đã xẻ đôi từ các hướng lầm lũi lao vào chợ. Thịt vừa được đưa đến, các chủ phản thịt mải miết tay dao tay thớt, hối hả xẻ thịt, lọc xương để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Quan sát mãi vẫn không nhìn thấy cán bộ kiểm dịch ở đâu, tôi đành quay ra trước cổng chợ, nơi có ánh đèn đường để "đón lõng". Nhưng mãi tới gần 6h, vẫn chả thấy ai đến. Khi tôi trở vào trong chợ thì hóa ra chị kiểm dịch viên (không mặc sắc phục) đã đến làm việc từ lúc nào. Chị ta vừa nói chuyện vừa thoăn thoắt lật những tảng thịt lợn đặt sẵn trên bàn để đóng dấu kiểm soát giết mổ cho tất cả các hộ kinh doanh. Thế là đã rõ!

Sáng hôm sau, mang theo các phương tiện tác nghiệp, chúng tôi quay trở lại chợ Hưng Dũng. Không phải đợi quá lâu, khoảng 5 giờ 30 phút thì nhân viên kiểm dịch cũng đến. Chị ta dùng mũi ngửi đi, ngửi lại khi phát hiện có mùi lạ trên 1 con lợn vừa được chở đến… Sau đó lần lượt đi đóng dấu kiểm dịch cho những con còn lại. Thấy camera đang chĩa thẳng vào mình, kiểm dịch viên hơi chột dạ, nhưng khi biết chúng tôi chỉ đi khảo sát tình hình VSATTP tại các chợ thì chị ta mới yên tâm bắt chuyện.

Đó là chị Nguyễn Thị Liễu, kiểm dịch viên động vật, thuộc Trạm Thú y TP Vinh. Chị Liễu cho hay: Việc kiểm dịch tại chợ được thực hiện từ năm 2008 đến nay. Do các lò giết mổ tập trung bị hư hỏng nên đã đóng cửa. Vì thế TP Vinh cho phép kiểm dịch viên được kiểm dịch giết mổ tại chợ. Lệ phí thu theo đầu con: 5.000 đồng/con lợn và 10.000 đồng/con trâu, bò; 1.000 đồng/con gia cầm. Hàng tháng kiểm dịch viên phải nộp tiền lệ phí khoán tùy theo chợ lớn hay bé… 

Không đóng dấu, chỉ thu tiền!

Để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã có mặt tại chợ Vinh, Trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Mặc dù chợ có hệ thống đèn chiếu sáng nhưng vì mới 5 giờ sáng nên trong chợ vẫn tối om, chúng tôi chứng kiến giữa nền xi măng (lối đi lại của người tiêu dùng) đã có khoảng trên 10 con lợn được xẻ làm đôi đặt trên những tấm ni lon, hoặc những tàu lá chuối thành một dãy dài để chờ các hộ kinh doanh thịt đến lựa chọn.

Nhìn thấy 1 kiểm dịch viên mặc quần áo màu tím than (không đội mũ) đứng lẫn giữa đám "đồ tể", chúng tôi cố chờ xem cách kiểm dịch ở chợ Vinh có gì khác so với chợ Hưng Dũng. Nhưng mãi đến gần 6 giờ sáng vẫn không thấy anh ta động tĩnh gì, thế mà số lượng đầu lợn để giữa nền xi măng đã lần lượt được các hộ kinh doanh lấy hết…

Trong vai những người đi khảo sát giá thịt lợn chuẩn bị cho siêu thị nhập về bán, chúng tôi tiếp cận anh Nguyễn Thế Tuấn (kiểm dịch viên) và chất vấn: Sao thịt ở đây không đóng dấu kiểm soát giết mổ? Anh Tuấn cho biết: Các hộ kinh doanh thịt lợn ở đây không cho đóng dấu kiểm soát giết mổ nên chỉ kiểm tra bằng mắt xem thịt có bị bệnh gì không chứ không phải đóng dấu (!?). Mấy hộ kinh doanh gần đó phụ họa thêm: "Đóng dấu kiểm soát giết mổ, làm xanh thịt sẽ bị khách hàng chê, không ai mua"(!). Kiểm dịch viên Tuấn cũng cho hay: Lệ phí kiểm soát giết mổ chúng tôi thu 5.000 đồng/con lợn, bò thu 10.000 đồng/con…

Rời chợ Vinh, theo chỉ vẽ của giới "đồ tể" , trong vai người đi tìm đầu ra cho trại lợn siêu nạc lớn nhất tỉnh Nghệ An chúng tôi đến lò giết mổ lớn của bà Nh. (26, Ngô Đức Kế). Bà vợ đi vắng, ông Ch. vui mừng tiếp đối tác làm ăn mới. Ông cho biết: Ở đây mỗi ngày giết từ 40 đến 50 con lợn siêu nạc. Những ngày cận Tết Nguyên đán có thể giết tới 100 con, đều là lợn ngoại siêu nạc từ Hà Tĩnh sang…

Quan sát địa điểm làm nơi giết mổ: Chỉ rộng khoảng 35 m2, trong đó gần 1/3 là nơi nhốt lợn chưa giết. Ông Ch. nói: "Lò này chỉ có 3 người làm công, nhưng đều là dân rất "thiện nghệ" chỉ 5 phút là thịt xong 1 con. Riêng phần nội tạng của lợn, ai đăng ký mua bao nhiêu bộ thì mờ sớm cho người đến tự làm lấy. Ông Ch. khoe: Các anh không biết đấy thôi, lúc sáng thịt lợn làm xong chất thành đống ở hành lang, thế mà đến 8 giờ sáng đã không còn lấy một con nào nữa… Thấy chúng tôi thăm dò về công tác kiểm dịch thú y tại lò, ông Ch. trấn an: "Các anh cứ yên tâm đi! Công ty làm sao lo đủ đầu vào cho chúng tôi mỗi ngày 1 chuyến. Việc kiểm soát giết mổ thế nào, cứ để chúng tôi lo. Mọi việc sẽ đâu vào đó".

Bất lực trong kiểm soát

Trạm Thú y TP Vinh đang bị thất thu

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Chất, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Vinh cho hay: Hiện Trạm đang bị thất thu do chưa đụng đến các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm cần phải kiểm soát ATVSTP gồm trứng, giết mổ chó, dê và các loại gia cầm. Các siêu thị, các bếp ăn, nhà hàng đều ít nhiều tham gia giết mổ động vật cũng đang bị thả nổi.

Ông Trần Văn Chất, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Vinh cho biết: Trên địa bàn TP Vinh hiện có 24 chợ lớn, nhỏ, chưa kể lượng thịt gia súc, gia cầm được bày bán lẻ tẻ trên các tuyến đường nội thị… Bình quân mỗi đêm các lò mổ tại TP Vinh đã giết mổ khoảng 100 con trâu, bò, bê và 350 con lợn, cộng với lượng thịt từ các huyện đổ về bình quân từ 30 đến 35 con trâu, bò, bê; 150 con lợn… Trong khi đó lực lượng cán bộ thú y của Trạm chỉ có 27 người nên không thể kham nổi.

Từ năm 2008 đến nay khi các lò mổ tập trung tan rã, việc kiểm soát giết mổ gia súc càng bung ra làm cho số người tham gia giết mổ, kinh doanh thực phẩm tại TP Vinh tăng lên. Bình quân mỗi ngày lượng thịt gia súc tiêu thụ tại TP Vinh trên dưới 100 tấn nên việc quản lý giết mổ, vệ sinh thú y trên địa bàn TP Vinh càng không thể kiểm soát nổi.

Trước tình hình trên, Trạm Thú y Vinh đành phải áp dụng giải pháp tình thế: Phân công kiểm dịch viên vừa giám sát các lò mổ tập trung đang hoạt động và các chủ hộ giết mổ lớn vừa phải bám sát các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn để phúc kiểm và kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra ATVSTP trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, 70% thịt gia súc giết mổ tại nhà riêng và từ các địa phương khác mang đến đều không kiểm dịch và kiểm soát sát sinh cũng như kiểm tra ATVSTP được…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất