| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa:

Kiểm tra 'vệt nước lạ' tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thứ Hai 27/03/2017 , 09:05 (GMT+7)

Hiện tượng nước biển đổi sang màu vàng nâu bắt đầu từ ngày 18/3 do tác động của dòng chảy từ bên ngoài đưa vào, phạm vi không lớn...

Tình trạng trên đã từng xảy ra 1 - 2 lần trước đó. Căn cứ kết quả kiểm tra thực địa, không thấy có dấu hiệu ô nhiễm môi trường…


Ngày 18/3 tại khu vực chân cầu cảng của Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất hiện nhiều vệt nước màu vàng nâu
 

Sau khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh của người dân về hiện tượng nước biển đổi màu vàng nâu được cho là tại khu vực chân cầu cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa), phía BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa đã tiến hành cử đoàn công tác kiểm tra thực địa.

Theo đó, ngày 21/3, đoàn đã đi kiểm tra thực địa tại cảng xuất sản phẩm của Cty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn. Lúc này, trên cầu cảng không diễn ra hoạt động xuất nhập hàng hóa, khu vực mép nước sát bờ kè và bên ngoài có màu nước tương đối đồng nhất, nước trong, không có vết dầu loang hoặc hiện tượng bất thường khác.

Trong ngày, Tổng thầu JGCS (là nhà thầu EPC của Dự án Lọc hóa dầu Nghi sơn, chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng nhà máy) đã mời Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào lấy mẫu định kỳ (tần suất lấy mẫu 1 tuần/1 lần) nước biển tại khu vực cảng biển.


Theo BQL KKT Nghu Sơn và các KCN Thanh Hóa, nước chuyển màu có thể do tảo biển hoặc động thực vật phù du theo dòng nước dạt vào

 

Báo cáo của JGCS khẳng định, hiện tượng nước biển đổi sang màu vàng nâu bắt đầu từ ngày 18/3 do tác động của dòng chảy từ bên ngoài đưa vào, phạm vi không lớn. Tình trạng trên đã từng xảy ra 1 - 2 lần trước đó cũng chính tại khu vực cảng biển này. Căn cứ kết quả kiểm tra thực địa, không thấy có dấu hiệu ô nhiễm môi trường tại khu vực chân cầu cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Phía BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa cho biết thêm, hiện tượng quan sát được qua hình ảnh có thể là do một lượng tảo biển, động thực vật phù du di chuyển theo dòng nước dạt vào cảng, sau đó tích tụ lại rồi nổi trên bề mặt tại khu vực bờ kè và gây nên hiện tượng nước ngả màu.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.