| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang lo dịch bệnh và lũ sớm

Thứ Năm 06/07/2017 , 07:05 (GMT+7)

“Nguy cơ lúa thu đông bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do phát hiện rầy nâu mang vi rút xuất hiện trên đồng ruộng; đồng thời nước lũ về sớm có khả năng gây thiệt hại cho nông nghiệp”.

10-24-35_ngnh_khuyen_co_nong_dn_ket_thuc_lich_thoi_vu_xuong_giong_lu_thu_dong_truoc_ngy_257_de_trnh_nguy_co_lu_lon
Ngành khuyến cáo kết thúc lịch thời vụ xuống giống lúa thu đông trước ngày 25/7

Đó là những lo ngại được các đại biểu đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch những tháng cuối năm của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang.

Hiện toàn tỉnh đã thu hoạch được 125.000/295.000ha lúa hè thu. Diện tích lúa thu đông 2017 theo kế hoạch là 90.000ha, nông dân đang xuống giống đạt khoảng 50%. Theo ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã xuất hiện trở lại, kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ rầy nâu có mang vi rút trên địa bàn tỉnh là 3,33%. Tình hình khí tượng thủy văn, mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng xảy ra lũ lớn gây thiệt hại cho sản xuất. Ông Giàu kiến nghị lịch thời vụ xuống giống lúa thu đông nên kết thúc trước ngày 25/7.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp Kiên Giang ước đạt 9.551 tỷ đồng. Mặc dù sản lượng lúa thu hoạch 6 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 1,9 triệu tấn, sụt giảm trên 437 ngàn tấn so với kế hoạch, nhưng tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ. Năm lượng thực 2017, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt hơn 4,1 triệu tấn, đạt 92,16% kế hoạch.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.