| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Phấn đấu đạt 57 ngàn ha cánh đồng lớn

Thứ Sáu 13/01/2017 , 15:05 (GMT+7)

Mục tiêu giai đoạn 2015 - 2017 toàn tỉnh sẽ đạt diện tích 57.000ha CĐL sản xuất lúa theo hướng VietGAP và đến năm 2020 con số này là 100.000ha, chiếm 27% diện tích lúa toàn tỉnh, với 50.594 hộ nông dân tham gia.

11-08-52_1-co-14-cty-thm-gi-dong-hnh-cung-chuong-trinh-cdl-ti-kien-ging-cung-cp-vt-tu-du-vo-v-bo-tieu-lu-hng-ho-cho-nong-dn
Có 14 Cty tham gia đồng hành cùng chương trình CĐL tại Kiên Giang cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân
 

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về lĩnh vực trồng trọt, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng phát triển CĐL trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2015 - 2017 toàn tỉnh sẽ đạt diện tích 57.000ha CĐL sản xuất lúa theo hướng VietGAP và đến năm 2020 con số này là 100.000ha, chiếm 27% diện tích lúa toàn tỉnh, với 50.594 hộ nông dân tham gia.

Theo kết quả thực hiện của Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang (đơn vị được Sở NN-PTNT giao nhiệm vụ triển khai CĐL), vụ ĐX 2015 - 2016 và HT 2016, Trung tâm đã hỗ trợ nông dân triển khai chương trình xây dựng “CĐL sản xuất lúa theo hướng VietGAP” với quy mô 10.022ha/58 cánh đồng, thực hiện ở 9 huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Có 14 Cty tham gia đồng hành cùng chương trình, ký kết cung cấp vật tư đầu vào, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân.

Các hình thức liên kết như: Hỗ trợ một phần giống, vật tư, tổ chức tập huấn kỹ thuật theo chuyên đề cho bà con nông dân áp dụng đúng quy trình, hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký, cung ứng vật tư thân thiện và bảo vệ môi trường, đảm bảo đúng chất lượng, giúp giảm chi phí phân bón, tăng hiệu quả kinh tế, tổ chức liên kết với các doanh nghiệp thu mua lúa trong CĐL cho bà con nông dân.

11-08-52_2-gieo-s-theo-hng-l-bien-php-huu-hieu-nhm-gim-luong-lu-giong-gieo-s-trong-chuong-trinh-cdl-ti-kien-ging
Gieo sạ theo hàng là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng lúa giống gieo sạ trong chương trình CĐL tại Kiên Giang

 

Ông Tâm cho biết thêm, để thực hiện chương trình CĐL có hiệu quả, Sở đã xây ndựng kế hoạch phát động phong trào giảm lượng giống gieo sạ theo chủ trương của Bộ NN-PTNT, với mục tiêu giảm lượng giống gieo sạ (trước mắt còn khoảng 120 - 150 kg/ha), quản lý và sử dụng giống lúa chất lượng cấp xác nhận tăng từ 40% lên trên 75% diện tích gieo sạ từng vụ. Nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, xây dựng nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, giảm giá thành, tăng giá trị lúa hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nhà nông.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các mô hình: Sản xuất lúa theo công nghệ sinh thái, mô hình 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, cơ giới hóa nông nghiệp, luân canh tôm - lúa, sản xuất lúa giảm phát khí thải nhà kính, khuyến kích và hỗ trợ sử dụng giống mới, giống xác nhận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tuyên truyền về tuân thủ lịch thời vụ, giảm thiểu thiệt hại do tác động của thời tiết bất lợi...

“Sở NN-PTNT sẽ là đầu mối vận động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản gắn với xây dựng thương hiệu và hợp đồng tiêu thụ, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực mà tỉnh có thế mạnh như lúa gạo, tôm nuôi nước lợ...”, ông Tâm chia sẻ.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.