| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Phát triển 113.000ha tôm nuôi

Thứ Ba 21/02/2017 , 08:01 (GMT+7)

Sáng 20/2, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, với kế hoạch thả nuôi năm 2017 diện tích 113.000ha, sản lượng đạt 63.000 tấn.

10-26-31_2-cc-di-bieu-thm-du-hoi-nghi-trong-do-chu-yeu-l-donh-nghiep-duoc-xem-l-don-vi-du-tu-l-don-by-de-to-suc-ln-to-r-cho-dn
Các đại biểu tham dự hội nghị, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp, được xem là đơn vị đầu tàu, là đòn bẩy để tạo sức lan tỏa

 

Báo cáo tại hội nghị, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm 2016 là năm khó khăn của nghề nuôi tôm do thời tiết khắc nghiệt.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở Kiên Giang vẫn đạt những kết quả đáng ghi nhận, với diện tích thả nuôi 106.610ha (tăng 3,77% so kế hoạch), sản lượng gần 58.000 tấn. Kết quả này cũng ghi nhận vai trò tích cực của mô hình CLB nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp trong việc tập hợp, kết nối người nuôi để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm…

Năm 2017, ngành triển khai kế hoạch thả nuôi diện tích 113.000ha, với 3 đối tượng thả nuôi là tôm sú, chân trắng và càng xanh, sản lượng 63.000 tấn. Trong đó, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp 2.600ha (sản lượng 16.240 tấn), tôm – lúa 89.000ha (40.838 tấn) và quảng canh cải tiến 21.400ha (5.922 tấn). Trong năm, có 10 doanh nghiệp đăng ký nuôi công nghiệp với diện tích 883ha, sản lượng 12.264 tấn. Đến nay, toàn tỉnh đã thả giống nuôi được 62.355ha, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ.

Để phát triển diện tích thả nuôi trên, nhu cầu tôm giống cần khoảng 8 tỷ con, trong khi sản xuất trong tỉnh chỉ đạt 3,5 tỷ con, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác, chủ yếu là khu vực miền Trung.

09-06-22-mo20hinh20nuoi20tom20220gii20don20gim20rui20ro20dt20nng20sut20co20v20mng20li20ty20sut20loi20nhun20rt20hp20dn201121329990
Phát triển nghề nuôi tôm nước lợ được Kiên Giang xác định là thế mạnh nên được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo phát triển
 

Tại hội nghị, hầu hết các doanh nghiệp điều kiến nghị giải quyết khó khăn về cơ sở hạ tầng và công nhân lao động đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong đó, hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhấn mạnh, là địa phương có diện tích bờ biển dài hơn 200km, tỉnh xác định tôm nuôi nước lợ là thế mạnh, cần phải đầu tư phát triển. Hơn nữa, thách thức do biến đổi khí hậu buộc chúng ta phải chuyển đổi cho thích ứng, trong đó phát triển tôm nuôi là rất phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, tỉnh sẽ tập trung vốn đầu tư hạ tầng cơ sở, tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và lấy doanh nghiệp làm đầu tàu, đòn bẩy để tạo sức lan tỏa ra cho dân.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm