| Hotline: 0983.970.780

Kiệt sức giữa biển nước!

Thứ Hai 18/10/2010 , 22:10 (GMT+7)

Khó có thể nói hết những mất mát, đau thương mà người dân Hà Tĩnh đang phải hứng chịu trong cơn đại hồng thủy này. Đến ng03ày hôm qua, hàng vạn người dân vẫn đang khắc khoải, chới với giữa biển lũ...

Khó có thể nói hết những mất mát, đau thương mà người dân Hà Tĩnh đang phải hứng chịu trong cơn đại hồng thủy này. Đến ng03ày hôm qua, hàng vạn người dân vẫn đang khắc khoải, chới với  giữa biển lũ...

Chơi vơi giữa biển nước.

Tính đến 16 giờ ngày 18/10, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 36 người chết và mất tích (trong đó có 19 người đi trên xe khách Bắc – Nam bị lật chìm ở địa bàn Nghi Xuân), hàng chục người bị thương nặng. Số xã bị ngập chìm vẫn không giảm mà còn có chiều hướng tăng bởi mưa thượng nguồn vẫn trút xuống; mực nước các sông tuy có xuống nhưng rất chậm, một số xã như Phúc Đồng, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ (Hương Khê); Đức Đồng, Đức Giang, Đức Hương, Đức Liên, Đức Lĩnh (Vũ Quang), 8 xã vùng ngoài đê La Giang (Đức Thọ)… đến 18 giờ ngày 18/10 hầu như rất khó tiếp cận.

Mặc dù hơn 40 ca nô và trên 1.000 cán bộ chiến sỹ của QK4, Bộ Công an đã về ứng cứu người dân Hà Tĩnh nhưng do số điểm ngập lũ quá lớn với 83.517 hộ ở trên 179 xã bị ngập nên công tác cứu nạn, cứu hộ không thể kham nổi; lương thực, thực phẩm cứu trợ chủ yếu vẫn tăng bo nhỏ giọt nên hàng vạn dân ở các xã nói trên đang trong cảnh lênh đênh trên lũ, đói rét và khát.

Trên chiếc xuồng ba lá chúng tôi len lỏi đến tại thôn 12,14 của xã Phú Gia, một xã nằm cạnh thị trấn Hương Khê nhưng bây giờ đã thành biển nước. Ông Hán Duy Tích, thôn Đông Hải, xã Phú Gia ngồi co ro trên xà nhà, khi thấy thuyền chúng tôi đến, ông gọi không thành tiếng bởi mấy ngày liền phải chịu đói chịu rét, kêu cứu đến mức khản cả cổ. Chúng tôi chuyển vội cho ông mấy gói mì tôm, mấy chai nước uống, ông bóc vội gói mì tôm cho vào mồm nhai ngấu nghiến!  Chủ thuyền đi cùng chúng tôi cho biết, thôn 13, 14 này đang còn hàng chục hộ mắc kẹt trên các nóc nhà.

Rời Phú Gia chúng tôi đến xã Hà Linh vào lúc trời chập tối. Hà Linh là một trong những xã ngập sâu nhất. Trong nhiều ngày qua, các hộ dân ở đây đang trông chờ từng gói mì tôm, từng chai nước uống vì việc tiếp cận của lực lượng cứu hộ đến nay vẫn rất nhỏ giọt. Trên biển nước mênh mông, sóng vỗ ầm ào, hàng trăm người dân Hà Linh trở nên bé mọn, mong manh. Sức chịu đựng của họ dường như chẳng được lâu nữa...

Khi chúng tôi viết bài này thì trời Hà Tĩnh vẫn mưa như trút nước; các phương tiện truyền thông vẫn liên tục thông báo về nguy cơ của cơn bão siêu tốc Mecgi. Nhớ lại chiều hôm, suốt hành trình đến với vùng lũ, đi đâu chúng tôi cũng nghe tiếng khẩn cầu. Mong sao cho cơn lũ chóng rút, mong cho lực lượng cứu hộ cứu nạn đến kịp thời. Trong tiếng khẩn cầu đó, họ còn lạy trời đừng cho  cơn bão dữ đổ vào Việt Nam, đừng ghé qua Hà Tĩnh. Chỉ một cơn gió nữa thôi, tưởng như cũng đủ biến nhiều vùng quê của Hà Tĩnh thành đống đổ nát, huống hồ là siêu bão Mecgi! 

Đồng bào Hà Tĩnh ơi! Lũ đè lên lũ, bão đang đến gần, liệu đồng bào có đủ sức để vượt qua (?!)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm