| Hotline: 0983.970.780

Kìn kìn xe gạo qua biên sang Trung Quốc

Thứ Tư 11/06/2014 , 13:15 (GMT+7)

Chưa năm nào việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc lại ồ ạt với một lượng lớn như năm nay. Mọi ngả đường Lào Cai hàng trăm xe các loại chở gạo cứ kìn kìn nối đuôi nhau ngược lên biên giới. Trung bình mỗi ngày Việt Nam xuất sang Trung Quốc từ 800- 1.000 tấn gạo.../ Gạo ồ ạt sang Trung Quốc

* Mỗi ngày 1.000 tấn gạo sang Trung Quốc

Từ 1/8/2013, được phép của Bộ Công thương, UBND tỉnh Lào Cai cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thí điểm sang Trung Quốc qua lối mở Bản Quẩn cách TP Lào Cai 6 km, thời gian xuất khẩu gạo đến hết ngày 30/6/2014.

Như vậy chỉ còn hai chục ngày nữa thì thời hạn XK gạo sang TQ qua lối mở sẽ hết, bởi thế các DN vận tải đang chạy đua với thời gian để vận chuyển càng nhanh gạo lên biên giới càng tốt. Quốc lộ 70 chật cứng xe các loại, nhưng do tuyến đường này thường xuyên xảy ra tai nạn hơn nữa lại đang mùa XK vải quả nên mật độ xe lên Lào Cai càng lớn.

00-41-04_1
Con đường xuống lối mở Bản Quẩn chật cứng xe chở gạo XK

Nhiều DN vận tải tránh trạm cân Km14 của Yên Bái đi từ Hà Nội lên Hà Giang rồi tạt qua tỉnh lộ 183 vào Phố Cáo (Bắc Quang) sang huyện Lục Yên rồi vượt cầu Tô Mậu nối với QL70 lên Lào Cai, một số DN khác thì chạy lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai: Từ đầu năm 2014 đến ngày 9/6, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang TQ được 185.000 tấn gạo, trị giá 107 triệu USD. Trung bình mỗi ngày Việt Nam XK gạo sang TQ từ 800-1.000 tấn gạo. Đây là số lượng gạo XK lớn chưa từng thấy trong nhiều năm qua.

00-41-04_2
Các xe chở gạo chen chúc nhau xuống bờ sông

Theo tìm hiểu của PV báo NNVN, do các tỉnh Tây Nam Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... từ cuối năm 2013 đến nay bị hạn hán khốc liệt, nhiều nơi 5-6 tháng trời không có mưa, nên mất mùa lúa và các loại cây hoa màu khác. Tình hình thiếu lương thực đối với các tỉnh đó diễn ra khá trầm trọng.

Vì thế TQ đang phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới Lào Cai với số lượng không hạn chế. Năm 2013 TQ nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), nhưng do đường sá nơi này quá xa và không thuận tiện nên từ đầu năm 2014 đến nay TQ nhập khẩu gạo của Việt Nam qua các lối mở của Lào Cai.

00-41-04_3
Các “cửu vạn” chờ lệnh bốc gạo xuống các xuồng máy chở sang TQ

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong tháng 5/2014, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 591.000 tấn, trị giá 259 triệu USD. Trong đó TQ nhập 41,75% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đến thời điểm này TQ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 456,19 USD/tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính đến ngày 31/5/2014 tổng lượng gạo xuất khẩu được 2,65 triệu tấn, trị giá 1,19 tỷ USD. Chiều 9/6/2014, PV báo NNVN có mặt tại lối mở Bản Quẩn, tận mắt thấy hàng trăm xe chở gạo nối đuôi nhau từ ngã ba Lào Cai - Mường Khương đang nằm chờ XK gạo sang TQ.

00-41-04_4
Các xe trọng tải nhỏ cũng được huy động chở gạo xuống bờ sông XK

Trao đổi với một số chủ DN đang XK gạo tại lối mở Bản Quẩn mọi người đều có chung nhận xét: Các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại đây như hải quan, biên phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN giải phóng hàng nhanh, phía TQ cũng mong muốn như vậy...

Lối mở này chỉ cách TQ dòng sông Nậm Thi, đang là mùa nước cạn hai bờ sông cách nhau hơn hai chục mét, con đường phía bờ Việt Nam từng đoàn xe chở gạo chen chúc nhau xuống bến.

Phía bờ bên TQ cũng có hàng chục xe nằm đợi ăn hàng, các xe ra tận mép nước, mỗi xe gạo có hàng chục “cửu vạn” đang đợi lệnh của chủ hàng để bốc gạo từ các xe xuống các xuồng máy.

Một chủ DN đang xi nhan cho xe chở gạo lùi xuống bờ sông, tôi hỏi chị chở gạo lên Lào Cai qua đường nào? Chị bảo tôi: Em chạy suốt đêm theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên tới đây từ tờ mờ đất, nhưng đến giờ mới làm xong các thủ tục hải quan và xếp hàng đợi đến lượt xuống bến. Xe đông quá, kẹt cứng đường đi...

Lối mở Bản Quẩn chỉ duy nhất có một lối xuống bờ sông Nậm Thi, nhưng có tới ba điểm xuất khẩu sang Trung Quốc.

00-41-04_5
Một chủ DN vận tải sốt ruột xi nhan cho xe xuống bờ sông Nậm Thi

Bình thường lối mở Bản Quẩn vắng teo, nhưng từ đầu năm đến nay, nhất là từ đầu tháng 5 khi đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng vào vụ thu hoạch thì lượng gạo XK sang TQ càng nhiều.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm