| Hotline: 0983.970.780

Kinh hãi nạn ruồi tấn công nhà dân

Thứ Hai 26/06/2017 , 14:15 (GMT+7)

Người dân ở ấp 8 xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước từ nhiều tháng nay đang khốn khổ vì bị ruồi “tấn công”.

Khắp mọi nơi trong nhà, ruồi bu đen đặc, bất kể giờ giấc khiến không chỉ mọi sinh hoạt trong nhà bị đảo lộn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
 

Cuộc sống đảo lộn vì ruồi

Chúng tôi đến là nhà ông Lương Minh Tờ, ở xóm Bầu Cam, ấp 8, xã Tân Thành giữa lúc ông đang trần mình giăng bẫy ruồi. Khi ông mở cửa nhà bếp, đập vào mắt chúng tôi là hàng chục miếng bẫy dính ruồi rải khắp căn bếp, trên nền nhà, bếp nấu, bồn rửa, bàn ghế ngồi, miếng nào cũng đen kịt toàn ruồi là ruồi.

15-52-49_nh_2
Bẫy ruồi tại nhà ông Lương Minh Tờ

“Tôi mới để mấy miếng dính này chừng 10 phút đã đen đặc vậy rồi đó. Mỗi năm vào mùa này thường nhiều ruồi, nhưng không nhiều đến mức như vậy. Chỉ cần sơ suất là nồi thức ăn, nồi cơm trộn ruồi ngay. Mỗi ngày nhà tôi tốn khoảng 3 chục miếng bẫy dính ruồi, đấy là tiết kiệm chứ bỏ bao nhiêu miếng chúng cũng bám dính hết bấy nhiêu, tiền đâu chịu cho nổi”, ông Tờ nói. Để chứng minh, ông Tờ xé một miếng bẫy ruồi mới đặt lên trên lồng bàn khu bếp nấu, chỉ mấy phút sau ruồi đã dính đầy.

Ở nhà ông Tờ, ruồi đã nhiều, nhưng đến nhà bà Nguyễn Hồng Tươi, cũng ở xóm Bầu Cam, số ruồi còn khiến chúng tôi nổi da gà. Không chỉ nhà bếp, mà ở đâu cũng có ruồi, từ phòng khách, phòng ngủ, tường nhà đến cả mái nhà bằng tôn, ruồi đậu đen kịt.

Bà Tươi cho biết, dùng bẫy dính không xuể, bà đã tìm mua thuốc diệt ruồi trộn vào cơm, thức ăn, nên ruồi chết rất nhiều, có ngày đổ đi cả bịch vài kg xác ruồi.

15-52-49_nh_3
Nhà bà Nguyễn Hồng Tươi

“Chẳng biết ruồi ở đâu mà lắm thế. Cứ đến bữa cơm là phải huy động 2, 3 chiếc quạt để quạt ruồi, không thì phải thay nhau đuổi mới ăn được, chứ không là nó bu đen luôn. Ban ngày muốn ngủ cũng không được, nằm xuống là ruồi bu khắp người”, bà Tươi nói....
 

Xác gia cầm chết hôi thối

Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Minh Tờ cho biết: “Mỗi nhà diệt ruồi mỗi kiểu, nhà thì dùng bẫy dính, người thì mua thuốc trộn thức ăn nhử ruồi, có nhà thì mua thuốc về xịt, nhưng ruồi về ngày càng nhiều. Vẫn biết là trộn thuốc nhử hoặc xịt thuốc diệt ruồi thì ruồi chết nhưng cũng nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng cũng chả còn cách nào. Chỉ mong các ngành chức năng nghiên cứu có cách nào xử lý triệt để cho người dân chúng tôi đỡ khổ thôi”.

Theo người dân xóm Bầu Cam, nguyên nhân xuất hiện nhiều ruồi có thể là do 2 trại gà của một trang trại trồng trọt, chăn nuôi lớn ở ngay trong xóm. Và cũng ngay trong xóm này, có một bãi rác thải tồn tại từ lâu. Nhưng mới đây, khá nhiều xác gia cầm chết bị vứt trong bãi rác này.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi đã tìm đến khu vực bãi rác. Khu đất nằm sâu trong lô cao su nhưng nếu tính đường chim bay thì chỉ cách khu dân vài trăm mét. Vì nằm trong khuôn viên của trang trại nên rất ít người dân qua lại. Và đây được xem như khu vực “bất khả xâm phạm”. Đến nơi chúng tôi phát hiện một bãi rác rộng nhiều trăm mét vuông. Mùi hôi thối nồng nặc.

15-52-49_nh_4
15-52-49_nh_5
15-52-49_nh_6
Bãi rác nằm sâu trong khu trang trại của bà Th.

Và dĩ nhiên, các loại ruồi bay như vãi chấu. Hàng đống bao tải không biết bên trong có gì nhưng được chất thành nhiều bãi, trong đó có bãi cỏ đã mọc cao và các bao tải cũng đã bị phân hủy, chứng tỏ bãi rác này đã tồn tại từ rất lâu. Đặc biệt khu trung tâm bãi rác là một bãi sình màu đen, tuy đã được trải lên tấm bạt lớn, nhưng ruồi nhặng vẫn bám kín bề mặt. Tôi lần mò mở 1 bao xem thử, khi sợi dây cột bên trong vừa bung ra, bên trong là xác 4 con gà chết đang trong giai đoạn phân hủy, lúc nhúc giòi. Chỉ vài phút sau khi mở bao là ruồi đen, nhặng xanh đã bu kín xác mấy con gà.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bãi rác thải, xác gà chết này nằm trong khuôn viên khu trang trại rộng gần 400ha của bà Th. Bên trong trang trại này, ngoài cao su, các loại cây ăn trái, còn có 2 khu trại gà, mỗi trại ước nuôi hàng chục ngàn con gà thịt, gà giống.

Liên lạc qua điện thoại với vị lãnh đạo xã Tân Thành, được cho biết, sau khi nắm thông tin, ông đã cử cán bộ xã vào kiểm tra, bà Th., chủ trang trại khẳng định không có, rồi dẫn 2 anh cán bộ xã đi một vòng và không phát hiện thấy gì bất thường.

“Muốn đến đúng bãi gà chết này phải có người dân địa phương, vì trang trại rộng mênh mông, bãi rác lại khuất trong vườn cây. Chứ nếu người ta dẫn ra đúng chỗ thì khác nào lạy ông tôi ở bụi này”, một người dân nói.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm