| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm bón phân trên đất đồi

Thứ Năm 25/12/2014 , 07:54 (GMT+7)

Tất cả các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chỉ có đầy đủ trong phân ĐYT NPK Văn Điển mà các loại phân đơn, phân NPK thông thường không có được.

Bắc Giang có diện tích đất canh tác trên 80.000 ha, hầu hết là đất sỏi cơm đồi gò bạc màu, địa hình bậc thang, tầng canh tác mỏng, độ chua pH < 4,2, nghèo lân, kali dễ tiêu. Các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh, silic cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, mangan thiếu hụt trầm trọng.

Thức tỉnh nhờ có kiến thức

Là tỉnh có cơ cấu cây trồng phong phú, ngoài lúa còn có các loại cây ăn quả, đặc biệt vải thiều Lục Ngạn đã có thương hiệu trong và ngoài nước. Trong nhiều năm qua, các tiến bộ KHKT được áp dụng đã đưa năng suất cây trồng trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng.

Để đạt năng suất cao, người nông dân đã đầu tư lượng phân vô cơ lớn, tuy nhiên do thiếu kiến thức về phân bón, ít hiểu biết về đất đai thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nên việc sử dụng phân bón chủ yếu theo cảm tính thói quen như lạm dụng phân đạm, sử dụng đạm tràn lan, một số nơi sử dụng phân hỗn hợp NPK nhưng chủ yếu là các loại phân NPK thông thường chỉ có 3 thành phần trong phân là đạm, lân, kali; thiếu hoặc không có đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh cũng như các chất vi lượng kẽm, sắt, bo, đồng, coban…

Vì thế, cây trồng sinh trưởng và phát triển không cân đối, nghiêng về phát triển thân lá, sức chống chịu kém, nhiễm sâu bệnh nặng, đã kéo theo sử dụng thuốc BVTV quá mức cho phép, làm giảm chất lượng giá trị nông sản, gây ô nhiễm môi trường.

Từ năm 2004, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã về với đồng ruộng Bắc Giang thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và mô hình trình diễn. Bà con các huyện Lạng Giang, Việt Yên, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa đã được chuyển giao kỹ thuật bón phân tiên tiến từ việc nâng cao kiến thức những loại phân bón, cách nhận biết, tính chất đất đai, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng để lựa chọn những loại phân bón thích hợp trên đồng ruộng của mình.

Nhờ thay đổi nhận thức, bà con đã vận dụng trong thực tiễn SX: Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để chăm bón cho các loại cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hán Văn Hợp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang cho biết: "Đào Mỹ có 1.400 hội viên nông dân, canh tác trên 350 ha lúa và hơn 100 ha các loại cây trồng khác, là vùng đất bạc màu, ruộng bậc thang.

Các vùng đất đồi sỏi cơm ở Bắc Giang hầu hết kết cấu rời rạc, giữ dinh dưỡng kém, khi sử dụng các loại phân đơn, phân NPK thông thường rất dễ bị rửa trôi. Mặt khác, các loại phân trên chỉ cung cấp được 3 thành phần NPK còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây vải thiều nâng cao chất lượng, hương vị tạo ra sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường.

Trước năm 2004, việc chăm bón cho cây trồng ở đây phổ biến sử dụng phân đơn, đạm bón tràn lan, mất cân đối dinh dưỡng, sâu bệnh gây hại phát triển, mỗi vụ phải dùng đến 4 - 5 lượt thuốc BVTV, chi phí đầu tư cao nhưng hầu hết cây trồng rạc nhanh, chín ép, năng suất thấp, chất lượng nông sản không cao, rất khó tiêu thụ trên thị trường.

Sau khi Hội nông dân xã phối hợp với Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tổ chức các lớp tập huấn bón phân tiên tiến cho cây trồng, vụ đầu có hơn 100 hộ tham gia nhưng các vụ sau thấy có hiệu quả, hầu hết hội viên nông dân Đào Mỹ sử dụng phân bón NPK Văn Điển, lúa tốt bền, cứng cây, dày lá đặc biệt lúa lai giảm bạc lá, cháy lá đến 80%, các cây trồng khác sâu bệnh rất ít, nhiều vụ không phải dùng thuốc BVTV, sản phẩm làm ra dễ bán được giá.

Gần chục năm nay, mỗi vụ Đào Mỹ tiếp nhận từ 140 - 160 tấn phân chuyên dùng NPK Văn Điển góp phần đưa năng suất lúa từ 9,5 tấn/ha trước đây lên 11,5 tấn/ha. Các loại cây trồng khác như dưa bao tử, ngô nếp, ngô ngọt đều đạt năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường. Phân bón Văn Điển thực sự là niềm tin của người dân Đào Mỹ".

Người trong cuộc nói gì?

Khảo sát tại một số địa phương: Tân Thanh, Mỹ Hà (Lạng Giang), Thanh Lâm, Bảo Sơn (Lục Nam), Hùng An, Dương Thành (Hiệp Hòa), Hương Sơn, Phúc Sơn (Tân Yên)… cho thấy: Từ năm 2008 đến nay bà con nông dân đã chuyển từ sử dụng phân đơn sang sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển một cách đồng bộ từ phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2 đến phân bón thúc ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 cho cây lúa, ngô, khoai sọ, cây ăn quả…mang lại hiệu quả kinh tế rất thiết thực.

Bà Hà Thị Ngân ở xóm 2, xã Dương Thành, huyện Hiệp Hòa tâm sự: “Gia đình tôi có 6 sào lúa, 4 năm nay hoàn toàn dùng phân chuyên dùng Văn Điển, lúa đẹp, cứng cây, lá đòng bền đến khi thu hoạch, gốc rạ vàng, ít sâu bệnh, mấy vụ nay không phải dùng thuốc BVTV.

Ông Lý Văn Tăng, thôn 4, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam nhận xét: “Trước đây gia đình tôi chủ yếu sử dụng phân đơn nên vải thường nhiều bệnh, đậu quả thấp, màu quả kém tươi, nhanh thâm vỏ sau thu hoạch, giá bán thấp. Năm kia, tôi chuyển sang sử dụng phân NPK Văn Điển cho 10 cây vải với 2 chủng loại phân NPK 5.10.3 bón vào sau thu hoạch nhận thấy vải đậu quả cao, rất ít bệnh, không phải phun thuốc đậu quả, quả chín tập trung, màu quả đẹp, sau thu hoạch 10 ngày chưa thâm vỏ, năng suất cao, bán được giá”.

Tính ra giảm chi phí gần 100.000 đồng so với bón phân đơn mà năng suất lúa đều đạt trên 2 tạ/sào. Đối với đất bạc màu ở đây phân bón Văn Điển thật lý tưởng”.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) cân đối cho từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng. Trong phân Văn Điển còn chứa 15 - 20% chất vôi, có tác dụng khử chua, điều hòa độ pH, nâng cao dung tích hấp thu cho đất bạc màu.

Cùng với chất vôi còn có 10 - 15 chất magie, 2 - 4% chất lưu huỳnh rất thiết yếu cho cây trồng để nâng cao hiệu suất quang hợp, tích lũy nhanh dinh dưỡng vào hạt, củ, quả làm cho chất lượng nông sản tăng.

Chất silic chiếm đến 15% giúp cho cứng cây, dày vỏ bẹ lá đặc biệt với lúa, ngô, dứa; chống sự thoát hơi nước trên những vùng đất cao, chống sâu bệnh gây hại. Riêng các chất vi lượng trong phân bón Văn Điển như kẽm, bo, sắt, đồng, coban… chiếm 0,4% giúp cho cây trồng tổng hợp nhiều viitamin tạo ra các hương liệu cho hạt, củ, quả nâng cao giá trị trên thị trường.

Tất cả các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chỉ có đầy đủ trong phân ĐYT NPK Văn Điển mà các loại phân đơn, phân NPK thông thường không có được.

Điều này đã lý giải rằng: Phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà trong điều kiện đất bạc màu không cung cấp đủ, đồng thời phân bón ĐYT NPK Văn Điển còn điều hòa, bổ sung những thiếu hụt, mất cân đối dinh dưỡng trong đất tạo nên sự cân bằng độ màu mỡ của đất trồng.

Trên những vùng đất đồi gò thì phân bón Văn Điển lại có hiệu quả đặc biệt. Những nhà vườn vải thiều ở Lục Nam, Lục Ngạn đã sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây vải, cây na, cây nhãn chín muộn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên thực tế, nhiều nhà vườn ở Lục Ngạn, Lục Nam còn sử dụng phân đơn, NPK thông thường là kéo theo phải sử dụng thuốc BVTV và khả năng đậu quả, chất lượng quả không cao, khó tiêu thụ trên thị trường. Khi sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển sẽ khắc phục được các hạn chế trên vì phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đồng thời, đầy đủ cùng một lúc 13 yếu tố dinh dưỡng gồm đa lượng (NPK), trung lượng (vôi, magie, lưu huỳnh, silic), vi lượng (kẽm, bo, sắt, đồng, coban, mangan).

Các chất dinh dưỡng trong phân bón Văn Điển ít bị rửa trôi mà nằm trong đất, tan dần dần theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thông qua dịch chua của rễ cây tiết ra để hấp thụ.

Vì thế, phân bón Văn Điển tốt bền, tốt dai, cây khỏe, ít sâu bệnh, ít dùng thuốc BVTV. Sản phẩm của cây trồng không tồn dư thuốc, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, tăng thu nhập cho người SX một cách bền vững.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.