| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm diệt chuột

Thứ Hai 01/02/2016 , 06:10 (GMT+7)

Địa điểm đánh bắt chuột cần tập trung vào ven làng, khu công nghiệp, bờ mương, ruộng rau màu, gò đống, nghĩa địa, xung quanh nơi công sở… (không đặt bả dàn trải mà phải tập trung vào chỗ trú ngụ).

Chuột hại là đối tượng rất khó diệt trừ triệt để, vì phạm vi gây hại của chúng rất rộng, sinh sống chui lủi, có tính đa nghi, phòng vệ cao, khả năng tiêu tốn thức ăn và sinh sản nhiều… Vì vậy năng suất cây trồng giảm đáng kể, thậm chí mất trắng không thể phục hồi khi bị chuột gây hại.

Xin chia sẻ một số phương pháp, cách làm trong kế hoạch của BCĐ diệt chuột từ huyện xuống xã ở huyện Nam Sách (Hải Dương) để các địa phương khác tham khảo.

Trước khi bước vào sản xuất, BCĐ diệt chuột của huyện đã triển khai họp nhằm chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, từng HTXNN, khu dân cư…

Với phương châm tổ chức diệt chuột đồng loạt trên phạm vi rộng gắn với việc lấy nước làm đất, các biện pháp diệt chuột sinh học, hóa học hay bẫy thủ công được đưa ra và hướng dẫn cách làm cụ thể.

Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện, BCĐ xác định khâu tuyên truyền, vận động nhân dân cần phải làm tốt mới có kết quả khả quan.

Địa điểm đánh bắt chuột cần tập trung vào ven làng, khu công nghiệp, bờ mương, ruộng rau màu, gò đống, nghĩa địa, xung quanh nơi công sở… (không đặt bả dàn trải mà phải tập trung vào chỗ trú ngụ).

Thời gian tổ chức đánh bắt trong vụ xuân tốt nhất nên tiến hành ít nhất 3 đợt (vì năm nay vụ đông ấm nên số lượng chuột trên đồng sẽ lớn hơn các năm trước): Đợt 1 từ khi tiến hành lấy nước đỏ ải đến trước khi cấy lúa xuân. Lúc này chuột co cụm lên các gò đống, bờ vùng, ven đê, khu dân cư… Cần phát động toàn dân diệt chuột từ công sở đến dân cư và ngoài đồng. Nên vận dụng mọi biện pháp như thiên địch, thủ công hay sinh học nhằm đảm bảo an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.

Đợt 2 nên tiến hành vào thời điểm lúa xuân đẻ nhánh rộ. Tổ chức đồng loạt đặt bả ở các bờ kênh mương, gò đống, bờ vùng, ven đê, trường học, bệnh viện, trong ruộng lúa chỗ chuột đang gây hại.

Đặt bả ở thời điểm này thường hay gặp thời tiết bất lợi (có mưa phùn kéo dài). Kinh nghiệm rút ra cho thấy nếu đặt bả ngoài trời lúc này thì dễ bị hỏng trước khi chuột ăn, đương nhiên diệt chuột sẽ không hiệu quả. Cách khắc phục là phủ một lớp trấu dày lên trên bả đặt. Nhưng hiệu quả cao hơn vẫn là cho mỗi bả vào trong túi ni lông có đục lỗ nhỏ và buộc nhẹ rồi đặt vào nơi cần nhử chuột. Kết quả là chuột rất hay lục tìm, cắn phá túi để ăn bả đồng thời, bả chuột lại được bảo quản lâu hơn (có thể giữ được 3 - 4 ngày mà không bị hư hỏng).

Nguyên liệu dùng làm mồi nhử chuột tốt nhất vẫn là mống mạ (thóc ngâm ủ nảy mầm). Nguyên liệu này khiến chuột hay ăn hơn thóc bung và lâu bị hư hỏng khi gặp thời tiết bất lợi. Nên dùng dầu ăn với lượng 100 ml/tạ mống mạ nhằm kết dính thuốc với mồi tốt hơn.

Đợt 3: Tùy từng địa phương có thể đánh bắt chuột vào giai đoạn lúa có đòng đến đòng già. Nên bốc mô đất rồi để mồi lên trên đặt nơi bị chuột phá hại (đường đi theo lối mòn của chúng).

Các biện pháp diệt chuột có hiệu quả được áp dụng theo từng đối tượng như sau:

+ Đối với vùng lúa xen kẽ: với vùng cây ăn quả, rau màu nên kết hợp biện pháp thủ công và bẫy thuốc hóa học.

+ Trong khu công nghiệp, khu dân cư, vùng chuyển đổi nên sử dụng chó, mèo kết hợp với bẫy keo dính hoặc đặt bả ở những nơi chuột hay trú ẩn.

+ Vùng gieo mạ: Dùng ni lông che phủ để bảo vệ mạ, dùng bẫy rào cản, đặt bẫy lồng có hom (1 - 2 lồng/bờ).

+ Ngoài đồng: Áp dụng biện pháp đánh bắt thủ công hay dùng mồi trộn thuốc vi sinh hoặc thuốc hóa học.

Thực tế cho thấy diệt chuột hiệu quả không phải chỉ cần có bả tốt và làm đồng loạt mà cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp diệt chuột (những người có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt chuột). các xã, thị trấn thành lập tổ chuyên đánh bắt chuột làm dịch vụ cho các hộ nông dân trên các xứ đồng kết hợp với toàn dân đánh bắt trong khu dân cư sẽ có kết quả cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm