| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm kể chuyện cho con

Thứ Bảy 24/06/2017 , 14:40 (GMT+7)

Biết con thích nghe kể chuyện, nên cứ mỗi buổi tối, sau khi cả nhà ăn cơm xong, vợ chồng anh Phú chị Liên cứ xoay quanh con trai để kể hết chuyện này đến chuyện kia cho con nghe. 

Họ muốn con trai có thể hiểu được những tình tiết của câu chuyện để từ đó có thể hình thành cho tâm trí con những điều tốt đẹp, dù là nhỏ nhoi. Tưởng như, kể chuyện cho trẻ là một việc đơn giản. Tuy nhiên, để đem lại tác dụng tích cực về mặt tinh thần và trí tuệ cho trẻ thông qua mỗi câu chuyện kể lại không hề dễ dàng. Thế nên, cha mẹ cũng cần phải có kinh nghiệm khi kể chuyện cho trẻ nghe.

Mọi đứa trẻ đều thích được nghe kể chuyện và đặc biệt thích những câu chuyện do chính cha mẹ kể. Từ khi còn nằm trong bụng, đã có không ít cha mẹ chọn cách “kể chuyện từ bên ngoài” cho trẻ nghe.

18-31-43_trng_12
Ảnh minh họa

Có điều, trẻ chỉ có thể nghe hiểu được câu chuyện bạn kể, khi sắp bước vào tuổi thứ hai mà thôi. Vậy, ích lợi của kể chuyện là gì? Trong quá trình kể chuyện, có thể phát triển khả năng tư duy lô gích của trẻ nhỏ. Trẻ được tiếp xúc với việc giao lưu ngôn ngữ nhiều hơn, nên sẽ hữu ích cho việc nâng cao năng lực biểu đạt khẩu ngữ, như phát âm chính xác, nắm vững vốn từ vựng nhất định và một số qui luật ghép từ, đặt câu.

Bên cạnh đó, nghe kể chuyện còn giúp nuôi dưỡng cho trẻ thói quen nghe đọc và niềm say mê đối với tác phẩm văn học, kích thích những hứng thú bước đầu trong việc cảm thụ và biểu hiện về cái hay, cái đẹp. Hơn thế, quá trình kể chuyện còn tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, hỏi đáp giữa cha mẹ và trẻ. Chỉ cần một chút giao lưu qua ánh mắt thì giữa hai phía cũng sẽ sản sinh ra tình cảm ấm áp và niềm vui vô tận. Từ đó, giúp mối quan hệ gia đình trở nên gắn bó chặt chẽ, mật thiết hơn.

Có nhiều cách kể chuyện cho trẻ, đầu tiên là chọn sách nhìn hình đoán vật. Vừa xem hình ảnh vừa nói ra tên gọi và công dụng của đồ vật là những câu chuyện mà rất nhiều trẻ nhỏ thích thú. Trong tranh ảnh, có nhiều hình thể màu sắc phong phú sinh động đối với thị giác và những tình tiết câu chuyện đầy thú vị. Điều đó, không chỉ có thể kích thích sự lãnh ngộ của trẻ về cái đẹp, mà còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ từ những tình huống trong câu chuyện.

Cha mẹ có thể chọn cách kể chuyện kết hợp đồng dao. Những bài đồng dao có âm luật là một cách thúc đẩy phát triển ngôn ngữ đầy thú vị đối với trẻ. Bạn vừa hát, vừa dùng tay làm những động tác đơn giản, có thể dẫn dắt sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hiểu được sự vật, sự việc trong câu chuyện, câu hát từ những hình tượng cụ thể ở bạn.

Suy nghĩ về chủ đề cũng là một cách kể chuyện cho trẻ. Con của bạn thích nội cung ở phương tiện nào thì hãy chọn sách cùng loại với phương tiện đó hoặc là những quyển sách có hình ảnh mà trẻ thích. Bạn có thể vừa kể nội dung cho trẻ nghe, vừa giả giọng, mô phỏng tâm trạng của các nhân vật trong câu chuyện. Điều này có tác dụng rèn luyện rất tốt đối với năng lực ghi nhớ, lô gích, tưởng tượng... của trẻ. Hoặc câu chuyện kể là cách liên hệ với hiện thực.

Hãy lấy nội dung trong câu chuyện liên hệ với cuộc sống hiện tại. Ví dụ, nếu bạn dẫn trẻ đi xem đàn rùa đang bơi trong hồ, bạn có thể thử hỏi: “Con xem đó có phải là rùa không? Con có nhớ trong chuyện rùa chạy đua với thỏ, thì ai đã thắng nào?”. Làm như thế, có thể gợi lại hồi ức trong trẻ về câu chuyện hay vấn đề mà bạn từng kể cho trẻ nghe.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những then chốt khi kể chuyện. Đầu tiên là bạn phải tập thành thói quen cho trẻ. Mỗi ngày, có thể chọn một thời gian và không gian nhất định để kể chuyện cho trẻ nghe, ví như lúc trẻ sắp đi ngủ chẳng hạn. Một khi đã tạo thành thói quen thì trẻ mới dễ dàng đón nhận và kiên trì lâu dài.

Tiếp theo, hãy để quá trình kể chuyện trở nên thú vị. Khi kể chuyện cho trẻ nghe, bạn đừng xem chuyện này như một công vụ phải làm, giọng kể cứng nhắc, khô khan như đọc bài. Bởi vì, tuy trẻ đang nghe kể chuyện, nhưng cũng đồng thời là đang học hỏi. Vì vậy, khi kể chuyện, bạn phải biết nhập vai vào các nhân vật, đồng thời vận dụng mọi giác quan, như mắt, tai, mũi, não để thu hút sự chú ý của trẻ.

Sau cùng, hãy để trẻ tham dự vào một quá trình kể chuyện. Bạn có thể cho trẻ được chọn câu chuyện mà trẻ yêu thích và muốn nghe. Khi trẻ đã quen thuộc với câu chuyện rồi, bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi, khích lệ trẻ tham gia trả lời về câu chuyện. Thậm chí, có thể phát huy sức mạnh sáng tạo ở trẻ, bằng cách để trẻ kể lại câu chuyện như nguyên bản, hoặc theo ý tưởng tượng khác của trẻ.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?