| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Thứ Sáu 15/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Trừ sâu cuốn lá không khó, điều quan trọng là phải tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong BVTV.../ Dịch sâu cuốn lá nhỏ ở Nghệ An

Vụ HT, mùa năm nay tỉnh Nghệ An gieo cấy hơn 80.000 ha nhưng đã có trên 70.000 ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) với mật độ từ 200 - 500 con/m2, thậm chí có nơi lên đến 700 - 800 con/m2 (NNVN đã phản ánh).

Chi cục BVTV Nghệ An đã huy động toàn bộ CBCNV kết hợp với Trạm BVTV các huyện chỉ đạo quyết liệt dập dịch SCLN. Tuy nhiên đa số nông dân không phun thuốc phòng sâu bệnh, khi thấy sâu cuốn vào lá, thậm chí thấy ăn trắng lá rồi mới phun nên dù đã chỉ đạo quyết liệt nhưng toàn tỉnh vẫn có hơn 2.000 ha lúa ở giai đoạn đòng, trổ bị SCLN gây hại năng có khả năng ảnh hưởng đến năng suất.

Mặc dù xuống giống muộn hơn các vùng khác, huyện Đô Lương cấy 7.000 ha lúa cũng không tránh khỏi SCLN gây hại với mật độ trung bình từ 300 - 500 con/m2. Được Trạm BVTV huyện điều tra dự tình dự báo chính xác về thời gian bướm rộ, sâu non nở và mật độ, kết hợp với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành liên quan từ huyện xuống xã nên tỷ lệ diện tích lúa bị SCLN gây hại trắng lá không đáng kể.

Cách thị trấn Đô Lương không xa là một cánh đồng lúa xanh bát ngát đang ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông, hứa hẹn một vụ mùa bội thu và không ai nghĩ rằng cánh đồng này đã trải qua một đợt dịch SCLN lớn chưa từng có. Được sự hướng dẫn của một số người dân, chúng tôi tìm gặp anh Nguyễn Đăng Hà, Chủ nhiệm HTXNN xã Văn Sơn.

Đợt dịch sâu cuốn lá lứa 4 vừa qua ở tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lương nói riêng xem như đã dập dịch thành công và hiện nay bướm của sâu cuốn lá lứa 4 đã bắt đầu ra rộ chuẩn bị chuyển sang lứa 5, dự tính lứa sâu này mật độ sâu non cũng không thua kém gì sâu lúa 4; thậm chí còn cao hơn nữa. Nếu bà con chủ quan cũng như địa phương chỉ đạo không quyết liệt thì nguy cơ mất mùa là có thể xảy ra.

Qua trao đổi, anh Hà cho biết: “Chưa năm nào lúa "dính" SCLN nhiều như năm nay. Thời gian qua chúng tôi phải vất vả lắm mới chỉ đạo thành công đợt dịch SCLN lứa 4 vì nông dân nơi đây thường thấy lá cuốn rồi mới đi mua thuốc phun, chứ lúa đang xanh mà thông báo phun trừ thì không có ai đi phun cả.

Mấy năm trước cũng có bị SCLN nhưng mật độ thấp và gây hại muộn nên ảnh hưởng không lớn đến năng suất nhưng năm nay thì khác. Vì lứa sâu này gây hại vào giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh, đứng cái làm đòng và được sự hướng dẫn của cán bộ Trạm BVTV chúng tôi thấy mật độ sâu quá cao. Nếu chủ quan như trước thì thiệt hại rất lớn".

Hỏi về kinh nghiệm chỉ đạo, anh Hà cho biết: “Trừ sâu cuốn lá không khó, điều quan trọng là phải tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong BVTV, đặc biệt là đúng kỹ thuật. Ví dụ như chúng tôi dùng thuốc Obaone 95WG. Đây là loại thuốc hạt, trước lúc cho thuốc vào bình thì phải cho thuốc vào chai hoặc ca nhựa đánh tan thuốc mới đổ vào bình.

Hơn nữa lúa ở giai đoạn này cần pha thêm lượng nước tức 1 gói 10 gr thuốc Obaone 95WG phải pha từ 18 - 25 lít nước phun kỹ cho 1 sào 500 m2. Ngoài ra nếu mật độ quá cao đặc biệt là những ruộng xanh tốt bón nhiều đạm thì bắt buộc phải tăng liều hoặc phun lại lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày. Đến thời điểm này có thể yên tâm phần nào".

Anh Hà trao đổi thêm: “Nói thật là những năm trước chúng tôi thường dùng thuốc ít tiền và cũng không quan tâm lắm đến SCLN nhưng năm nay dịch đã xảy ra và những thuốc ít tiền, hiệu quả thấp nông dân hay dùng lại không được chỉ đạo phun.

Thay vào đó là một số loại thuốc mới nông dân chưa sử dụng bao giờ như Obaone 95WG. Lúc đầu cũng hoang mang lắm vì đây là thuốc mới và có tính nội hấp chết chậm, sau phun 3 - 4 ngày sâu mới chết. Nông dân sau khi phun 1 - 2 ngày ra kiểm tra thấy sâu chưa chết là làm ầm lên bảo thuốc không hiệu quả.

Chúng tôi phải giải thích cho người dân mới hiểu. Nói tóm lại phun trừ SCLN không khó nhưng điều quan trọng là phải sử dụng thuốc đặc hiệu, pha đủ lượng nước và phun đúng thời điểm là yên tâm".

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.