| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm và giải pháp xây dựng NTM

Thứ Tư 06/11/2013 , 10:14 (GMT+7)

Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức vừa qua tại TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức vừa qua tại TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, Văn phòng điều phối (VPĐP), BCĐ các huyện, Ban quản lý xây dựng NTM của 118 xã thuộc tỉnh Kiên Giang và đại diện 2 tỉnh bạn là An Giang và Đồng Tháp.

Ông Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT, Chánh VPĐP Chương trình MTQG xây dựng NTM Kiên Giang cho biết, chủ trương xây dựng xã NTM ngày càng được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có sự chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn đã có sự thảy đổi, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh.

Qua 3 năm triển khai chương trình, Kiên Giang đã huy động được khoảng 3.035 tỷ đồng đầu tư cho nông thôn. Tuy nhiên, do các xã trên địa bàn tỉnh có xuất phát điểm rất thấp so với bộ tiêu chí, cộng với việc triển khai đúng vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, trong nước giảm đầu tư công nên đã làm chậm tiến độ thực hiện.


Nông dân NTM không chỉ cần có kiến thức cao về kỹ thuật nông nghiệp mà còn đòi hỏi về trình độ quản lý, kinh doanh, tiếp thị…

Dự kiến hết năm nay toàn tỉnh chỉ có 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí (xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp và Mỹ Đức, TX Hà Tiên). Riêng xã điểm Định Hòa, huyện Gò Quao (11 xã điểm của cả nước) tuy đã tăng 13 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu triển khai nhưng hết năm 2013 cũng chỉ đạt 16/19 tiêu chí.

“Xây dựng NTM là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, phải tập trung truyên truyền một cách sâu rộng để người dân hiểu và tích cực tham gia, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Nên phân vai, phân việc cụ thể, cái gì nhân dân phải tự làm, cái gì nhà nước và nhân dân cùng làm thì công việc mới trôi chảy, hiệu quả”, ông Nhựt chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Đào Văn Lẹ, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Định Hòa, cho rằng: “Khối lượng công việc trong xây dựng NTM rất lớn, vì vậy cần tập đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ sở để đủ sức triển khai. Về nguồn vốn, cần đầu tư sớm ngay từ đầu năm để có thời gian triển khai, tránh dồn vào cuối năm dẫn đến lúng túng, không thể thực hiện được, lại thu hồi”.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT An Giang Lê Thanh Tùng cho biết: “Trong chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2020 của UBND tỉnh An Giang có chiến lược “ba hóa”: Tri thức hóa nông dân, hợp tác hóa SX và CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; trong đó tri thức hóa nông dân có vai trò rất quan trọng.

Nông dân NTM không chỉ cần có kiến thức cao về kỹ thuật nông nghiệp mà còn đòi hỏi trình độ khá về SX kinh doanh, tiếp thị, trình độ quản lý để tham gia các hình thức hợp tác và quan trọng hơn là trở thành doanh nhân nông thôn”.

Theo ông Tùng, để kinh tế nông thôn phát triển thì cần xây dựng quan hệ SX phù hợp, coi trọng vai trò của kinh tế hộ nhưng cũng cần tổ chức cho nông dân tự nguyện liên kết lại dưới các hình thức hiệp, hội ngành nghề. Tăng cường mối liên kết “4 nhà”, thực hiện theo chuỗi giá trị khép kín, từ SX đến chế biến, tiêu thụ, kể cả xuất khẩu, dưới dạng hợp đồng kinh tế và trách nhiệm. Mô hình CĐML mà An Giang triển khai thực hiện đang đi theo hướng này và đã phát huy hiệu quả.

Tại hội thảo, các đại biểu còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong phát triển SX, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, các đại biểu cũng băn khoăn trước những tiêu chí khó thực hiện như tiêu chí văn hóa, môi trường (nghĩa trang nhân dân), chợ nông thôn…

Để xây dựng nhà văn hóa (xã và ấp) đạt tiêu chuẩn thì mỗi xã cần hơn 10 tỷ đồng. Mỗi tỉnh có tới trên 100 xã sẽ cần một nguồn kinh phí khổng lồ, đó là chưa kể khi hoàn thành sẽ quản lý, vận hành như thế nào.

Tương tự, mỗi xã đầu tư một chợ, một nghĩa trang thì sẽ lãng phí. Các địa biểu đề xuất nên điều chỉnh lại những tiêu chí này cho phù hợp hoặc đầu tư theo hình thức liên xã sẽ thiết thực hơn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm