| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế hợp tác gắn sản xuất nhỏ lẻ với chuỗi giá trị toàn cầu (tiếp theo và hết)

Thứ Ba 13/01/2015 , 07:36 (GMT+7)

KTHT không thể phát triển được nếu thiếu vắng sự hỗ trợ thông qua chính sách và thể chế của nhà nước. / Kinh tế hợp tác gắn kết SX nhỏ lẻ với chuỗi giá trị toàn cầu

(4) Phát triển các hãng SX và các Cty vừa và nhỏ có vai trò như người “nhạc trưởng”

Theo giới nghiên cứu, chuỗi giá trị giúp phát triển kinh tế hợp tác (KTHT) là chiến lược trung hạn và nó nằm ở “niềm tin” giữa người SX nhỏ và các Cty chế biến để kết nối 2 thành phần của chuỗi SX.

Để giải quyết được việc này chúng ta cần nâng cao nhận thức của người nông dân. Việc này không dễ dàng và cần có kế hoạch dài hạn với sự tham gia hiệu quả hơn nữa của khuyến nông và các cơ sở đào tạo. Đồng thời cần xây dựng các công ty có cung cách tổ chức và làm việc chuyên nghiệp.

Trong kinh doanh nông nghiệp, các Cty không thể chỉ cung cấp hạt giống thử nghiệm ban đầu để bán được giống như đa số Cty trong nước đang làm mà cần phải có cam kết và trách nhiệm với sự phát triển của hạt giống do Cty mình cung cấp cho người dân, phải lấy tiêu chí “người nông dân thành công là thành công của Cty” giống như văn hoá của các Cty châu Âu, đó là “Seed & Service”.

Ngoài ra, Cty cần phải có khả năng tư vấn cho người SX về kế hoạch SX, sản lượng, chất lượng sản phẩm, có khả năng tập huấn cho người SX nhỏ và tập hợp họ trong thành phần SX của Cty mình, từ đó mà hình thành vùng nguyên liệu ổn định và tin cậy của Cty.

(5) KHCN có vai trò quan trọng trong KTHT

Cơ sở nghiên cứu cần được đầu tư xứng tầm để các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có thể đóng góp thiết thực và cụ thể làm chuyển hoá cả một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, chứ không phải là xây dựng một vài mô hình, một vài điểm sáng để trình diễn như hiện nay.

Cơ sở nghiên cứu nên được khuyến khích hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ (tương tự các dự án đổi mới sáng tạo của WB tài trợ hiện nay như dự án FIRST và VIIP). Điều đó cũng phải tách biệt với việc nhà khoa học trực tiếp làm kinh doanh (nhà khoa học không thực chất, xin tạm gọi như vậy).

Hiện nay trong một số lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng kinh phí nghiên cứu từ các đề tài của nhà nước để tạo giống hay nghiên cứu ra công nghệ SX mới.

 Trên thực tế thì các nhà khoa học này sử dụng nguồn kinh phí đề tài để nhập khẩu giống của nước ngoài, làm mô hình để nghiệm thu, sau đó là kinh doanh (bán giống, bán phân bón, bán thuốc BVTV, bán công nghệ…).

Những lĩnh vực họ nghiên cứu lại rất thị trường, nghĩa là có nhu cầu lớn (giống rau, giống hoa, phân bón mới, công nghệ mới…). Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân muốn khởi nghiệp. Đồng thời cũng làm cho các nhà nghiên cứu kinh tế -chính sách “bó tay”.

Kinh nghiệm của Học viện Nông nghiệp VN là các nhà nghiên cứu tạo ra giống mới (lúa, cà chua…) bán bản quyền cho các doanh nghiệp và hướng tới nhà khoa học chỉ làm khoa học, kinh doanh là việc của doanh nghiệp spin-off như các ĐH nghiên cứu trên thế giới đang làm.

(6) Vai trò của các cơ quan Chính phủ trong hỗ trợ phát triển KTHT

KTHT không thể phát triển được nếu thiếu vắng sự hỗ trợ thông qua chính sách và thể chế của nhà nước. Hiện nay chúng ta đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển KTHT trong nông nghiệp như Cánh đồng mẫu lớn, Liên kết 4 nhà, Tam nông... nhằm phát triển nông nghiệp hàng hoá có giá trị gia tăng cao gắn với chuỗi giá trị.

Cùng với các chính sách và thể chế khuyến khích sự hình thành và phát triển của các loại hình KTHT, thì nhà nước còn cần cải thiện hệ thống phân tích đánh giá đầu ra hay nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để cung cấp cho bộ phận KTHT thì sẽ mãi tồn tại nền SX nông nghiệp với nhiều rủi ro như hiện nay (bởi người dân thường SX những gì họ vẫn SX hoặc những gì được giá cao ở vụ trước; có thể kể ra vô số các ví dụ về sự rủi ro này mà người nông dân nhỏ lẻ phải gánh chịu).

Ngoài việc tạo ra hệ thống phân tích thông tin thị trường còn cần phải có hệ thống truyền tải/phản hồi thông tin đó đến người SX và thương lái.

Vấn đề thứ hai là Chính phủ cần cung cấp và hướng dẫn thực hành tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế. Chính phủ cần thống kê có bao nhiêu HTX, mô hình KTHT SX các sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu? Họ có nắm được quy định và yêu cầu để xuất khẩu sản phẩm của họ không?

Chính phủ cần hỗ trợ bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền và thực hành các tiêu chuẩn quốc tế EUGAP, GlobalGAP, VietGAP trên các mô hình KTHT tiên tiến.

Đồng thời, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (người nhạc trưởng) trong nền KTHT mà chúng ta đang xây dựng như đã đề cập ở trên bằng cách quan tâm đầu tư vào công nghệ SX.

Đây chính là bài học rút ra từ việc thanh bại của hệ thống KTHT theo mô hình Liên Xô (công nghệ lạc hậu) và Israel (với công nghệ tiên tiến, khích lệ sự sáng tạo và đổi mới công nghệ).

Mạng lưới khuyến nông thời gian qua đã có những đóng góp to lớn cho phát triển nông nghiệp (tuy nhiên cũng phải thấy là KN đã tiêu khá nhiều tiền của Nhà nước mà chưa có công trình khoa học nào đánh giá đầy đủ về lợi ích/chi phí của hệ thống KN nhà nước, và trên thực tế thì hệ thống KN cũng đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nên tầng lớp các nhà khoa học không thực chất).

KN là thành phần hỗ trợ (kiến thức/công nghệ quan trọng) trong chuỗi giá trị. Hiện nay đa số các dự án khuyến nông mới chỉ dừng lại ở hình thức làm mô hình trình diễn công nghệ có sự tham gia của người dân để giới thiệu.

Qua đó người dân chỉ được cung cấp kiến thức, ví dụ như trong ngành SX cây trồng thì KN giới thiệu về giống mới, quy trình kỹ thuât SX mới….

Nhưng trong nền kinh tế thị trường luôn vận động như hiện nay thì người SX, các thương lái còn cần kiến thức về tiếp thị nông nghiệp, quản lý nông nghiệp như phân tích các bên liên quan, duy trì khách hàng, vấn đề về luật kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, logistics...

Kiến nghị

Trình độ SX và trình độ quản lý của tất cả các thành phần trong nền KTHT nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trình độ, kiến thức và “niềm tin” ở một số thành phần kinh tế là những "nút cổ chai" hiện nay cần phải tháo gỡ để phát triển KTHT gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện việc này cần đầu tư vào đào tạo, KHCN và thúc đẩy trải nghiệm kinh nghiệm quốc tế. Ngoài việc đề xuất các chính sách có liên quan đến quản lý ruộng đất, chính sách tín dụng… để phát triển KTHT mà bài viết này không đề cập thì hai việc sau:

(1) Xây dựng các kế hoạch để đào tạo các thành phần trong chuỗi SX kiến thức và kỹ năng về kinh doanh nông nghiệp, công nghệ nông nghiệp và quản lý SX nông nghiệp là vô cùng quan trọng;

(2) Cần đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ và kỹ thuật để tạo đột phá trong SX nông nghiệp như một tổng thể, chứ không phải chỉ đầu tư một vài mô hình công nghệ nông nghiệp như chúng ta đang làm, mới có thể làm thay đổi căn bản nền nông nghiệp Việt Nam. Việc này không thể làm trong một sớm một chiều mà là việc làm lâu dài, kiên trì, cần thời gian và tiền bạc.

Chúng tôi có một số đề xuất cụ thể sau:

Có chính sách xây dựng các nhóm hộ nông dân (HTX) SX tiên tiến theo mô hình "chia sẻ lợi nhuận" (matching) kiểu Israel, đồng thời xây dựng chương trình đào tạo về SX và kinh doanh nông nghiệp cho nhóm thành phân kinh tế này;

Mở các lớp đào tạo về quản lý SX nông nghiệp, tiêu chuẩn và thực hành SX đảm bảo chất lượng quốc tế cho lãnh đạo các làng, xã nông thôn, các doanh nghiệp địa phương và thương lái thông qua các chương trình trao đổi quốc tế, tìm kiếm đối tác;

Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các chủ doanh nghiệp về kiến thức kinh doanh quốc tế (nhà nước và nhân dân cùng đóng góp), thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của các trường đại học (Học viện Nông nghiệp VN đang có chương trình trao đổi với nhiều nước trên thế giới về thực hành nông nghiệp: Quản lý chuỗi SX nông nghiệp với Hà Lan, thực hành nông nghiệp tốt với Israel…).

Mở các chương trình đào tạo đại học, sau đại học về quản lý SX nông nghiệp theo chuỗi ngành hàng.

Mở các chương trình đào tạo công nghệ thông tin kinh doanh nông nghiệp: Ứng dụng CNTT trong dự báo dự tính thị trường…

Chiến lược phát triển KHCN cho các trường ĐH Nông nghiệp để kết hợp vừa nghiên cứu khoa học vừa chuyển giao kiến thức, với sự tham gia của doanh nghiệp. Có chính sách quản lý tốt để kinh phí nghiên cứu khoa học phục vụ những người thực sự làm nghiên cứu khoa học.

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm