| Hotline: 0983.970.780

KKT Cầu Treo - Hà Tĩnh: Doanh nghiệp điêu đứng vì… thủ tục!

Thứ Sáu 26/11/2010 , 19:58 (GMT+7)

Quyết định 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế (KKTCKQT) Cầu Treo trở thành khu phi thuế quan...

Quyết định 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế (KKTCKQT) Cầu Treo trở thành khu phi thuế quan.

Quyết định ra đời, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đều phấn khởi bởi được hưởng hưởng các chính sách ưu đãi, đặc biệt là được miễn một số khoản thuế. Thế nhưng trong niềm vui có nỗi buồn lẫn lộn bởi trong quá trình thực hiện đã kéo theo bao nhiêu vấn đề phiền hà cho các doanh nghiệp; hàng hoá trong KKT sản xuất ra, muốn bán vào nội địa thì buộc phải làm thủ tục xuất khẩu; hàng hoá mua vào từ nội địa cũng phải làm thủ tục nhập khẩu, gây nhiều phiền toái cũng như  phải gánh thêm nhiều khoản thuế.

Sau khi Quyết định 162 được ban hành, các doanh nghiệp trong KKT hy vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới bởi những chính sách ưu đãi của Quyết định 162. Cũng như một số doanh nghiệp khác, khi Quyết định 162 ra đời, lãnh đạo Cty TNHH MTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn đã bàn bạc, vay vốn đầu tư xây dựng một số dự án, trong đó đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất gạch tuy nel nhằm giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của Cty và con em trong vùng cũng như tăng thu nhập cho đơn vị và phục vụ vật liệu xây dựng cho huyenẹ Hương Sơn. Nếu như trước đây, sản phẩm của Cty sản xuất ra đều có thể tiêu thụ bất kể thị trường nào, miễn là Cty nộp thuế đầy đủ theo quy định.

Thế nhưng, tháng 4-2010, khi Cty có sản phẩm gạch ra lò, muốn bán vào nội địa thì phải làm thủ tục xuất khẩu; bên mua hàng cũng phải làm thủ tục mở tờ khai nhập khẩu. Theo quy định, muốn mở được tờ khai, phía mua hàng phải có Giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, phải có người trực tiếp làm thủ tục hoặc có giấy uỷ quyền cho người đại diện đến làm…

Về chính sách thuế, hiện tại Cty mua hàng hoá dịch vụ đầu tư vào KKT, khi viết hoá đơn bán hàng, đối tác yêu cầu phải ghi hoá đơn có thuế VAT, nếu không thì họ không bán bởi họ cho rằng đã bán hàng có hoá đơn là phải ghi thuế, họ chẳng quan tâm đến khu vực nào là khu vực miễn thuế. Và giả sử, nếu không ghi thuế VAT thì cũng phải đến Cổng B làm thủ tục hải quan, rất phiền hà dẫn đến rất nhiều đối tác không giám bán vào KKT Cầu Treo bởi thủ tục quá phiền hà.

Ngược lại các doanh nghiệp cũng như Cty trên địa bàn KKT Cầu Treo đều phải mua hàng bằng mọi giá bởi không có hàng thì không thể đaùa tư sản xuất. Vấn đề này đã làm cho các DN nói chung và Cty TNHH MTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn điêu đứng. Khi Cty muốn bán hàng ra khỏi KKT vào nội địa, khi viết hoá đơn khách hàng yêu cầu phải ghi hoá đơn có thuế VAT, nếu không thì họ không mua vì họ cho rằng ở trong nội địa họ được khấu trừ thuế VAT. Cuối cùng, các DN sản xuất hàng hoá trong KKT Cầu Treo cũng phải bán hàng vào nội địa bởi nếu không bán vào nội địa (trong nước) thì cũng chẳng biết bán đi đâu!.

Ông Hồ Phúc Đồng – Giám đốc Cty NHH MTV Lâm nghiệp &Dịch vụ Hương Sơn nói: “Mặc dù Điểm 2 Điều 8 Quyết định 162 đã có cơ chế thông thoáng cho các DN trong KKT nhưng trong quá trình thực hiện thiếu thống nhất nên đã làm cho các doanh nghiệp trong KKT Cầu Treo thêm phiền phức. DN không những không được miễn thuế mà còn phải mất 10% thuế VAT và mất cả thành tích nộp thuế với nhà nước bởi khi bán hàng hoá dịch vụ trong KKT cho khách hàng đưa vào nội địa, khách hàng yêu cầu phải bán giá thấp hơn 10% so với giá có thuế VAT để khách hàng nộp thuế tại hải quan Cổng B. Trong khi đó, khi chúng tôi nhập than, nếu không ghi hoá đơn miễn thuế VAT thì không được chiết khấu 10% thuế VAT; ngược lại, nếu ghi hoá đơn miễn thuế VAT thì lại phải chịu thuế lên đến 25%. Một tấn than bấy giờ có giá 1,2 triệu đồng, các đơn vì khác ở nội địa được giảm VAT 10% là 120 ngàn đồng/tấn nhưng chúng tôi không được giảm. Mỗi tháng Nhà máy gạch của Cty sử dụng hết 30 tấn than, chúng tôi mất đứt 32 triệu đồng; mỗi năm mất gần 400 triệu đồng. Từ những vướng mắc trên, đến nay các DN trong KKT Cầu Treo không những không được hưởng chính sách miễn thuế mà còn phải chịu mất 10% thuếu VAT. Những vướng mắc trên dẫn đến đến nay khách hàng còn nợ Cty gần 3 tỷ đồng do không giải quyết được vấn đề ghi hoá đơn…”.

Vấn đề này tại Điểm 2 Điều 8 Quyết định 162 ghi rõ: “Hàng nông sản do nông dân sản xuất trong KKCKQT Cầu Treo và hàng hoá được sản xuất, chế biến tại KKTCKQT Cầu Treo, nếu không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam được miễn làm thủ tục hải quan”. Thế nhưng, không hiểu vbì sao, trên thực tế, các DN trong KKT bán hàng vào nội địa vẫn cứ phải làm thủ tục!

Ông Hồ Phúc Đồng cho biết thêm: “Những thủ tục vô lý trên đã gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp và khách hàng. Những khách hàng nội địa ngoài KKT muốn mua một xe gạch hay vài trăm cây keo giống của chúng tôi thì cũng phải mở tờ khai hải quan để “nhập khẩu”. Mà khốn nỗi, theo quy định, muốn mở tờ khai thì phải có đăng ký kinh doanh, mã số thuế… mới mở được. Trong khi đó, nông dân lấy đâu ra mã số thuế và đăng ký kinh doanh! Vì vậy, không thể bán được. Chúng tôi đã quá mệt mỏi về các thủ tục này. Ưu đài đâu chẳng biết mà chỉ thấy toàn phiền toái, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chúng tôi không cần hưởng các chính sách ưu đãi mà đề nghị trả lại như trước đây là được nộp thuế trực tiếp cho ngành thuế. Chúng tôi là con dân Việt Nam sống và làm việc trên đất Việt Nam, sản xuất ra những sản phẩm thuần tuý của Việt Nam và bán cho những người dân Việt Nam thì hà cớ gì cứ bắt chúng tôi phải làm thủ tục xuất nhập khẩu?!”  

Xung quanh vấn đề này, ông Trần Đình Lục – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết: “ Chúng tôi cũng biết vấn đề này và hết sức chia sẻ với các doanh nghiệp trong KKTCKQT Cầu Treo. Chúng tôi sẽ đề nghị với tỉnh cho các doanh nghiệp được nộp thuế trực tiếp với ngành thuế mà không cần làm thủ tục hải quan như tinh thần Điểm 2, Điều 8 Quyết định 162 quy định”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm