| Hotline: 0983.970.780

Kopia Việt Nam bàn giao máy cày và khánh thành dàn sấy khô

Thứ Tư 11/04/2018 , 19:43 (GMT+7)

Chiều 10/4/2018, tại trụ sở Viện KHKT NN Bắc Trung bộ, KOPIA Việt Nam phối hợp với Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức lễ bàn giao 2 máy cày và khánh thành dàn sấy khô cho đối tác Việt Nam. 

17-35-40_dsc02630
Các vị khách mời tại buổi lễ

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập hệ thống sản xuất và phân phối hạt giống cho cây lạc tại Việt Nam” giai doạn 2017 -2019 nhằm tăng cường năng lực cho các đơn vị và địa phương tham gia dự án. KOPIA Việt Nam đã chính thức bàn giao 02 chiếc máy cày do công ty LS Mtron chế tạo được THACO Việt Nam lắp ráp cho Viện KHKT Bắc Trung bộ và HTX NN Diễn Thịnh. Và cắt băng khánh thành dàn sấy lạc đặt tại Viện KHKT NN Bắc Trung bộ và một số thiết bị phụ trợ khác với tổng trị giá khoảng 03 tỷ đồng

Phát biểu khai mạc buổi lễ, PGS-TS Lê Quốc Thanh đánh giá cao những hoạt động thiết thực, rất hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua của dự án. Đó là sự phối hợp ăn ý giữa Viện VAAS và KOPIA Việt Nam khi triển khai thực hiện tại các địa phương. Nhân sự kiện này PGS-TS Lê Quốc Thanh đặc biệt đề nghị, ngài Oh Kyung Seok và ngài Heo Song Moo tạo mọi điều kiện để Hàn Quốc giúp Việt Nam xây dựng được một làng nông thôn mới Việt – Hàn tại tỉnh Nghệ An, trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Phát biểu tại buổi lễ, ngài Heo Song Moo cho biết: Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2009 đã thành lập Dự án Phát triển Kỹ thuật Nông nghiệp Quốc tế (viết tắt là KOPIA) nhằm chia sẻ với những quốc gia láng giềng những kỹ thuật nông nghiệp và kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình phát triển nông thôn. Cho đến nay, chúng tôi đã thiết lập và đưa vào hoạt động hơn 20 Trung tâm KOPIA ở các khu vực châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, nhằm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với từng quốc gia sở tại trong từng khu vực.

Trung tâm KOPIA Việt Nam được thành lập tháng 8/2009. Từ đó đến nay, KOPIA Việt Nam đã cùng với Viện VAAS thực hiện rất nhiều dự án hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp và đã thu được nhiều thành tựu đáng khâm phục, là hình mẫu cho các Trung tâm KOPIA khác. Đặc biệt vào năm 2017, trong số 20 Trung tâm KOPIA trên thế giới, Trung tâm KOPIA Việt Nam do ngài Park Kwang Geun làm giám đốc điều hành đã được chọn là trung tâm hoạt động xuất sắc nhất.

17-35-40_dsc02638
Trao 2 máy cày cho 2 đơn vị

Dự án "Xây dựng ngôi làng mẫu thí điểm về thiết lập hệ thống sản xuất và phổ cập giống lạc ở Việt Nam" được khởi động từ năm 2017, có hơn 200 hộ nông dân trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An (nơi chiếm đến 25% diện tích trồng lạc của cả nước) tham gia. Đây là dự án nhằm giúp nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lạc thông qua việc giúp nông dân sản xuất và phổ cập lạc giống chất lượng cao, đưa vào sử dụng các kỹ thuật sản xuất tân tiến, sử dụng máy móc nông nghiệp hiện đại.

KOPIA trao tặng thêm 2 chiếc máy cày lần này làm tăng thêm mối quan hệ hợp tác gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ máy móc nông nghiệp. Nhất là nó sẽ được trao tặng cho những ngôi làng mới ở tỉnh Nghệ An - nơi vốn là đại diện tiêu biểu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, thay mặt chính quyền và nhân dân các địa phương đang triển khai dự án KOPIA cảm ơn sự giúp đỡ chân thành của chính phủ Hà Quốc nói chung và tổ chức KOPIA Hà quốc nói riêng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng ở Việt Nam triển khai nhiều dự án để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm giúp các địa phương giải quyết tốt bài toán nâng cao thu nhập trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng mong muốn chính phủ Hàn Quốc và tổ chức KOPIA Hà Quốc giúp Nghệ An xây dựng một làng nông thôn mới Việt – Hàn như đề xuất của PGS-TS Lê Quốc Thanh.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm