| Hotline: 0983.970.780

Ký họa chân dung “hốt bạc” mùa… “ăn chơi”

Thứ Ba 11/02/2014 , 12:27 (GMT+7)

Những ngày đầu xuân, việc kiếm tiền triệu mỗi ngày đã nằm trong tầm tay của những người làm nghề… ký họa.

Những ngày đầu xuân, việc kiếm tiền triệu mỗi ngày đã nằm trong tầm tay của những người làm nghề… ký họa.

“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, nhưng đối với người làm nghề ký họa thì đây lại là những ngày tháng làm việc… mệt nghỉ. Đến các khu du lịch, lễ hội như Văn Miếu, hồ Hoàn Kiếm, chợ đêm Đồng Xuân… những ngày này, không khó bắt gặp cảnh tượng du khách “túm năm, tụm ba” quanh giá vẽ để chờ đến lượt mình được… lên tranh.

Xuất hiện đã lâu, nhưng những năm trở lại đây, ký họa chân dung mới trở thành phong trào thu hút nhiều người làm nghề. Bởi là một nghề khá nhàn hạ, chỉ cần một chút năng khiếu là “họa sĩ” đã có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày, nên ký họa đã nghiễm nhiên trở thành "cần câu cơm" cho nhiều họa sĩ chuyên nghiệp, người vẽ nghiệp dư và đặc biệt là đông đảo sinh viên mỹ thuật.

Du khách thường gọi họ với cái tên trìu mến là "họa sĩ đường phố". Hiện tại, đang là thời điểm du xuân, có nhiều khách về vãn cảnh nên đây cũng là mùa “gặt hái” của các “họa sĩ". Tại các địa điểm “hoạt động” quen thuộc như: Văn Miếu, hồ Hoàn Kiếm… la liệt những họa sĩ ngồi phục vụ khách. Với giá mỗi bức ký họa dao động khoảng 100- 300 ngàn đồng và 10-15 phút để hoàn thành một bức ký họa, nếu đều tay, họa sĩ có thể nhẹ nhàng bỏ túi 2-3 triệu đồng mỗi ngày.


Họa sĩ Minh Đạt đã có 2 năm "ra phố" ký họa chân dung

Hai năm nghỉ hưu cũng là hai mùa xuân gắn với phố ông Đồ (Văn Miếu- Hà Nội), họa sĩ Minh Đạt chia sẻ: “Tôi vừa nghỉ hưu, may sao lại có phong trào ký họa như thế này. Tôi mừng quá, vừa có việc làm giải khuây cho đỡ nhớ nghề, vừa có thêm thu nhập để thấy mình không phải đã là đồ… bỏ đi”.

Vậy nên, đã hai năm nay cứ “vào mùa” là ông lại ra "phố ông Đồ" "hành nghề". Là một “cây cọ” có nghề, nhưng ký họa của họa sĩ Minh Đạt cũng chỉ giữ giá bình dân, một ký họa đơn thuần có giá dao động 100-150 ngàn đồng/bức, ký họa màu từ 200- 300 ngàn đồng/ bức.

Không phải là họa sĩ chuyên nghiệp, nhưng với vốn liếng được học từ trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, anh Tô Anh Tuấn đã tự nuôi dưỡng niềm đam mê ký họa của mình suốt hơn hai chục năm sau ngày ra trường. Làm việc tự do, không gò bó, lúc nào thích thì đi xa ký họa phong cảnh, lúc nào cuồng chân thì đến những khu phố quen ngồi… ký họa chân dung.

“Những ngày du khách có thời gian vãn cảnh, du xuân thì đúng là thu nhập cũng tương đối khá, nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Thường thì chỉ khi khách đi vãn cảnh còn có thời gian ngồi cho mình vẽ, chứ bình thường thì ít”, anh Tô Anh Tuấn chia sẻ.

Cũng theo lời anh Tuấn thì nghề này đặc biệt thu hút những sinh viên mỹ thuật. Bởi nghề vừa nhàn hạ, thu nhập ổn, lại là dịp để các bạn nâng cao tay nghề.

Bạn Nguyễn Thành Vinh, sinh viên năm 3, ĐH Kiến Trúc Hà Nội làm nghề ký họa chân dung được gần một năm. Không như các bạn khác đi làm thêm tại các công ty, Vinh chọn cho mình việc ký họa, thích làm lúc nào thì làm, có duyên may mắn thì thu nhập khá cao.

“Bình thường em vẽ ở chợ đêm Đồng Xuân, nhưng ngày lễ, Tết như thế này thì em chuyển về Văn Miếu. Ở đây có không khí du xuân, người vãn cảnh nhiều, có nhã hứng vẽ nhiều. Phải làm đến 1, 2h sáng là chuyện thường.

Tết năm nay cũng kha khá, ngày cao nhất em thu được gần 3 triệu, ngày thấp cũng không dưới 1 triệu. Sinh viên làm thêm như thế xôm quá còn gì. Như năm trước em mới làm lần đầu, trong một tuần cũng được gần 10 triệu. Đó là số tiền lớn để em có thể chi trả thêm cho cả năm ăn học của mình", Thành Vinh cho hay.

Thu nhập cao, ký họa nhiều năm trở lại đây đã trở thành "phao cứu sinh" cho nhiều sinh viên trường mỹ thuật để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, hiện tại ký họa vẫn chỉ là nghề mang tính chất thời điểm. Thông thường, chỉ vào những mùa lễ hội thì thu nhập khá cao, còn hết "mùa" cũng không đáng kể.

Hơn nữa, theo bạn Phạm Phương (ĐH Mỹ Thuật HN) thì rất nhiều sinh viên Mỹ thuật đã “bỏ nghề” này, đặc biệt là các bạn nữ. Bởi ký họa ở ngoài trời dễ gây nản do phải ngồi lâu trong nắng, gió, rất mệt mỏi.

Hôm ít khách thì nản, mà hôm đông khách thì phải ngồi cả ngày, trầy mặt ngoài đường. Bên cạnh đó, ký họa chân dung là làm theo kiểu tự phát, nên nhiều khi tụ tập khách đông dễ bị bảo vệ ở các khu hè phố hay du lịch đuổi đi, vừa mất hứng lại vừa mất khách.

Cũng chung ý kiến với bạn Phạm Phương, anh Tô Anh Tuấn chia sẻ: “Vừa rồi có lệnh quy hoạch "phố ông Đồ" về khu Hồ Văn, chúng tôi thì vẫn ngồi ở vỉa hè Văn Miếu như thường lệ, đến khi các chú công an đến, ông đồ chạy thì họa sĩ cũng chạy như... vịt, nghĩ mà tủi.

Chúng tôi nghĩ rằng ký họa cũng là một nét đẹp, mong rằng, các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho chúng tôi được làm nghề”.

(Theo Petrotimes)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm