| Hotline: 0983.970.780

Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Mông Cổ

Thứ Tư 09/08/2017 , 09:28 (GMT+7)

Hai bên tập trung thảo luận các vấn đề lớn về hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ, bao gồm...

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Mông Cổ về Hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (UBLCP) tại U-lan-ba-to, Mông Cổ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong UBLCP Việt Nam –Mông Cổ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam gồm các đại diện bộ, ngành (Văn phòng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao; Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế) và một số doanh nghiệp (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty Cổ phẩn thuốc Thú y Đức Hạnh).

Đoàn đại biểu Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Mông Cổ do Ngài Sergelen Purev, Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong UBLCP làm Trưởng đoàn. Hai bên tập trung thảo luận các vấn đề lớn về hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ, bao gồm: Quan hệ ngoại giao, quốc phòng và an ninh; Kinh tế, thương mại và đầu tư; Nông nghiệp và phòng chống thiên tai; Khoa học và công nghệ; Giao thông vận tải; Giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch; Lao động, y tế và các lĩnh vực khác.

Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Mông Cổ về Hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật được thành lập từ ngày 03/12/1979 nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác có lợi ích chung giữa hai nước. UBLCP này có nhiệm vụ theo dõi, rà soát, đánh giá và đề xuất các hình thức hợp tác; đồng thời và điều phối hoạt động hợp tác. Theo thông lệ, UBLCP họp hai (02) năm một lần, luân phiên tại Mông Cổ và Việt Nam.

Sau khi rà soát những hoạt động hợp tác trong thời gian qua (giữa hai Kỳ họp), hai bên đã thống nhất định hướng hợp tác và thảo luận các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, đưa các hợp tác đi vào thực chất, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ hai nước. Các lĩnh vực được định hướng ưu tiên hợp tác trong Kỳ họp này gồm: thương mại, nông nghiệp, du lịch.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ quan tâm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường của nhau các loại hàng hóa có thế mạnh và bổ trợ cho nhau.

Mông Cổ mong muốn xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm thịt chế biến và đông lạnh (dê, cừu, ngựa), nguyên liệu (da, lông, len), sản phẩm da, khoáng chất, bột thịt xương và một số trái cây đông lạnh. Việt Nam mong muốn xuất khẩu sang Mông Cổ các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, thực phẩm chế biến như gạo, chè, cà phê, bánh kẹo, hoa quả tươi (thanh long, sầu riêng, măng cụt, vải, xoài, hoa quả, hạt, chuối ...), nước trái cây đóng hộp, thịt lợn, gà, trứng, thuốc thú y, vắc xin, mật ong, hải sản, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng dệt, máy móc và thiết bị dân dụng.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin giữa các tổ chức trong việc hỗ trợ thương mại giữa hai nước và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp của hai nước tham gia vào các hoạt động và triển lãm quốc tế và trong nước, cũng như hỗ trợ các hình thức hợp tác khả thi khác; tiếp tục phối hợp thực hiện Bản Ghi nhớ về (MOU) giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục thanh tra chuyên ngành Mông Cổ về Hợp tác trong lĩnh vực thanh tra và kiểm dịch động vật ký tháng 4/2017.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến chào xã giao Thủ tướng Mông Cổ Jargaltulga Erdenebat. Nhắc lại các kết quả tốt đẹp từ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh năm 2016, Thủ tướng Mông Cổ đánh giá cao tầm quan trọng của Kỳ họp UBLCP 16, trong bối cảnh Việt Nam và Mông Cổ đang nỗ lực củng cố, thúc đẩy, phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị gắn bó đã được thiết lập chính thức từ năm 1954. 

Đến nay, hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (1961, 1979, 2000) và khoảng 20 Hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Hai nước đã công nhận nhau là kinh tế thị trường đầy đủ từ năm 2013. Các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước trong những năm gần đây và kết quả của kỳ họp UBLCP 16 đã ngày càng thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó và phát triển lên tầm cao mới giữa hai nước.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Mông Cổ:

06-35-32_img_20170808_215232

06-35-32_img_20170808_215154

06-35-32_img_20170808_215130

06-35-32_img_20170808_215038

06-35-32_jv_5037

06-35-32_jv_5047

06-35-32_jv_5017

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm