| Hotline: 0983.970.780

Kỵ húy

Thứ Hai 21/03/2011 , 10:48 (GMT+7)

Cháu nội tôi mới 5 tuổi nhưng đã được bà nội nó (tức vợ tôi) dạy dỗ rất kỹ lướng về chuyện “kỵ húy”. Hàng ngày cứ 19 giờ, khi ti vi có chương trình “thời sự” mà bà còn bận gì đó là cháu gọi ầm lên:

- Bà ơi, bà, vào xem “thời ông”.

Và có lần, con dâu tôi có điều thất thố, vợ tôi mắng nó:

- Mày mất lịch sự quá.

Lập tức thằng bé nhắc bà luôn:

- Mất “lịch ông” chứ.

Lại một lần nữa, con gái tôi vừa rủ mẹ:

- Mai con đưa mẹ ra Hà Nội, vào siêu thị chơi nhá.

Thì thằng cháu chen ngang:

- Bác Duyên hư, phải bảo vào “siêu cụ” chứ.

Chả là thân sinh tôi (cháu nội tôi gọi bằng cụ) có tên húy là Thị. Và cứ thế, thằng cháu trở thành người nhắc nhở cả nhà những trường hợp “phạm húy” theo một cách hiểu rất ngây thơ của nó, khiến nhiều lần cả nhà được trận cười nghiêng ngả. Chẳng hạn có lần nhà tôi bảo “: Mai mang bán vợi gà đi thôi, chứ nuôi nhiều gà cũng tốn lắm”, thì lập tức bị nó nhắc nhở “ Nuôi nhiều gà…ông ngoại lắm chứ” (ông ngoại cháu, tức ông thông gia của tôi, tên là Tốn)…

Khác hẳn với một số nước phương Tây, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên mình, nhiều khi người ta lấy ngay tên ông bà hay tổ tiên đặt cho con cháu, với ý nghĩa là dù đã về cõi vĩnh hằng, nhưng ông bà, tổ tiên vẫn luôn hiện diện. Ở ta, nếu ai đó thử chơi ngông mà “học theo Tây” kiểu ấy xem, thì lập tức sẽ bị coi là kẻ mất dạy, bất hiếu bậc nhất, sẽ bị cả làng cả họ từ mặt. Kỵ húy, nghĩa là kiêng tên húy của ông bà, tổ tiên và các bậc cao niên trong họ ngoài làng. Đã có một thời, phạm húy là một sự đại bất kính dưới mắt người làng. Không hiểu tục kỵ húy có từ bao giờ, nhưng tôi dám chắc tuổi đời của nó phải nhiều trăm năm, và tục này trở thành phổ biến khắp nước.

Thời phong kiến, tên húy của từ tổ tiên vua cho đến vua, của tổ tiên hoàng thái hậu, tổ tiên hoàng hậu…trở thành “quốc húy”. Học trò đi thi phải nhớ hàng trăm chứ “húy” ấy để khi làm bài mà tránh hay viết theo một cách riêng được quy định hết sức nghiêm ngặt, nếu không muốn bị ghép tội nặng. Quan trường chấm thi bỏ sót lỗi phạm húy của thí sinh cũng bị hành khốn khổ. Dấu vết “quốc húy” còn khá rõ đến cả ngay nay. Ví như ở miền Nam một thời, do kiêng húy chúa Nguyễn Hoàng mà Hoàng phải gọi là “Huỳnh”, do kiêng húy chúa Nguyễn Phúc Chu mà Chu phải gọi là “Châu”…Triều Nguyễn, vua Tự Đức có tên tục là Thì, nên cả nước phải gọi thì là “thời”. Tên chữ của ngài là Hồng Nhậm, nên hồng phải gọi là “hường”, phường Hồng Mai của Hà Nội phải đổi là Bạch Mai, Nhậm phải gọi là “nhiệm”…Nước có quốc húy, làng có hương húy, không ai được gọi tên húy của thành hoàng làng. Vô ý, có khi bị làng ngả vạ đến lệch nghiệp. Thành hoàng làng Ninh Cù (Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình) là Ngô Đồng tướng quân, nên một thời làng ấy gọi cây ngô là cây nghê, đồng bạc là đường bạc.

Tôi từng biết có một chị người làng khác về đó làm dâu, do không hiểu nên một lần ngồi võng ru con cái bài “ai lên xứ Lạng…”, đến câu “Chùa này có một ông thầy/ Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng”, lập tức chị bị bà mẹ chồng chửi cho một trận lút mặt. Chửi xong, bà sửa lễ, kéo cổ con dâu lên đền thờ ngài kêu cầu “Xin ngài quở quang qua loa rồi ngài đánh chữ đại xá đi cho…”. Thành hoàng làng tôi (làng Hống, xã Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình) là đức Nam Hải Đại vương, nên một thời người làng gọi “hướng Nam” là “hướng niêm” và Hải thì đổi gọi là Hởi…

Hết quốc húy, hương húy rồi mới đến “dân húy”, nghĩa là kỵ húy ông bà, tổ tiên và những bậc cao niên trong họ ngoài làng như đã nói ở trên. Tục kỵ húy là một nét văn hóa đẹp, nó thể hiện lòng kính trọng của lớp trẻ đối với tổ tiên, ông bà và những bậc cao niên trong làng, nó là sản phẩm của một xã hội nông nghiệp, trong niên xỉ và kinh nghiệm tích lũy được do sống lâu (Triều đình trọng tước, hương đảng trọng xỉ; sống lâu lên lão làng. Ông bẩy mươi phải nghe ông bẩy mốt…), nhưng nó cũng gây ra không biết bao nhiêu điều phiền toái. Để đặt tên cho một đứa trẻ mới sinh ra, người ta phải đắn đo, cân nhắc có khi hàng mấy ngày, vì chỉ sợ trùng với tên một cụ có khi sáu bẩy đời của một nhà khác, họ khác.

Tục kỵ húy đã nhạt nhòa một thời, nay, cùng với việc khôi phục những đình chùa miếu mạo và những phong tục cũ, đang manh nha trở lại…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm