| Hotline: 0983.970.780

Ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:50 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2013 tình hình chăn nuôi trên địa bàn TP Hà Nội có chuyển biến tích cực.

Được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự cố gắng nỗ lực của người chăn nuôi, 6 tháng đầu năm 2013 tình hình chăn nuôi trên địa bàn TP Hà Nội có chuyển biến tích cực.

Tổng đàn bò toàn TP là 137.778 con, trong đó bò thịt 125.335 con, bò sữa 12.443 con, sản lượng sữa đạt 93,4 tấn/ngày. Tổng đàn lợn 1.379.389 con, trong đó lợn nái 164.534 con, lợn thịt 1.212.573 con, lợn đực giống 2.282 con. Tổng đàn gia cầm 19.697.000 con, trong đó gà 14.228.000 con; vịt, ngan, ngỗng 5.469.000 con.

Chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tiếp tục được phát triển mạnh, 12 xã chăn nuôi trọng điểm bò sữa với tổng đàn là 10.123 con/2.555 hộ, chiếm 81,35% tổng đàn bò sữa toàn TP. Sản lượng sữa SX 78,96 tấn/ngày chiếm 84,5% tổng sản lượng sữa toàn TP. 15 xã chăn nuôi bò thịt với 22.594 con/12.159 hộ nuôi chiếm 19,1% tổng đàn bò toàn TP. Giá trị chăn nuôi đạt trên 50% tỷ trọng nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn; đặc biệt chăn nuôi lợn và gia cầm đầu ra chưa ổn định, giá thức ăn tăng cao, chi phí vận chuyển lớn nên không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ. Việc xây dựng chuỗi liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm chưa được đảm bảo nên phát triển chăn nuôi chưa bền vững.

Để chăn nuôi phát triển hiệu quả bền vững, khắc phục những khó khăn trên, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tích cực, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, kết nối và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn.

Sau khi trao đổi về tiềm năng lợi thế của các bên, năng lực cung cấp thực phẩm từ chăn nuôi của TP Hà Nội và nhu cầu tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm chăn nuôi của nhân dân Thủ đô, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã thống nhất hợp tác xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, kết nối và quảng bá các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn với 4 Cty gồm: Cty CP Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội, Cty CP Tư vấn dịch vụ & thương mại nông sản thực phẩm nông thôn, Cty CP Ứng dụng phát triển công nghệ sinh học VN, Cty TNHH Dịch vụ thương mại quốc tế Victory Asean.

Những nội dung chính được ký kết hợp tác:

1. Hợp tác, kết nối tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn.

2. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt bò H’Mông Cao Bằng, thịt lợn đen, gà Phú Thọ, gà Tiên Yên, Quảng Ninh trên Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội. Đây là các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) của Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Hợp tác, kết nối tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn.

4. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và thịt gà sinh học trên Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội.

5. Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn đối với các đối tượng vật nuôi là lợn, gà, bò thịt và cá.

6. Các sản phẩm chăn nuôi của các trại tham gia mô hình được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên hệ thống các cửa hàng bán thực phẩm của Cty TNHH Dịch vụ thuơng mại quốc tế Victory Asian đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi.

Với cam kết cùng thực hiện, các bên sẽ trực tiếp làm việc với các chủ hộ chăn nuôi lớn để các Cty sẽ có chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu, trực tiếp hợp đồng với các hộ chăn nuôi để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho các hộ dân.

Trước mắt trong thời gian tới, tập trung đối với các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, hướng dẫn các hộ thực hiện chăn nuôi theo quy trình để đảm bảo chất lượng lợn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các bên cũng cam kết tăng cường công tác truyền thông để việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tiếp tục tham mưu đề xuất với Sở NN-PTNT, UBND TP có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn về xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm an toàn thực phẩm. Hỗ trợ các chương trình chăn nuôi áp dụng bằng công nghệ sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đồng thời có chính sách hỗ trợ sau giết mổ để khuyến khích các DN đầu tư cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp giết mổ tập trung, hạn chế giết mổ nhỏ lẻ. Từ đây cũng sẽ cung cấp lượng thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Những nội dung hợp tác và đổi mới cách làm trên đây chắc chắn việc đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận sẽ có bước chuyển mình. Đây cũng là cách làm mới của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển trong thời gian tới.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất