| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ hủ tục mang gà trắng đổi gà đen cúng cái chết xấu, bịt đường ma về làng

Thứ Ba 25/10/2016 , 07:45 (GMT+7)

Những ngày ở xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chúng tôi chứng kiến cảnh người dân mang gà trắng ra các điểm bán hàng hóa đổi gà đen để cúng cái chết xấu. Họ chặn con ma không cho về làng bắt người, trong buổi lễ người lạ không được tham dự. 

Đổi gà về cúng ma

Chiều bắt đầu xuống núi, tại một quán tạp hóa nóc Tắk Lăng, thôn 2, xã Trà Cang khách đến mua hàng tấp nập. Họ đến đây chủ yếu mua rượu về uống sau một ngày lên nương mệt nhọc. Trong đám người đó, có hai người phụ nữ là chị Hồ Thị Néo và Hồ Thị Thiên cầm một con gà đến quán, bộ lông có đốm trắng, đốm vàng.

13-27-36_cung-g-den-1
Bà Hồ Thị Thiên đổi gà trắng lấy gà đen
 

Tôi hỏi: Hai người mang đến đổi rượu à? Chị Néo đáp theo kiểu nhát gừng: Không phải. Rượu có làng mua rồi. Vậy đem gà đến làm gì? Tôi hỏi tiếp. Mình đến đổi gà đem về cúng cái chết xấu.

Nghe vậy, chủ quán chen vào cho hay: Trong làng mới có một thanh niên ăn lá ngón tự tử, người dân mới mai táng lúc chiều. Ở đây ăn lá ngón được họ quan niệm là cái chết xấu. Sau khi đưa vào rừng ma xong, làng buộc phải làm một cái lễ chặn đường ma về. Lễ vật chỉ một con gà, rượu và một số “đồ nghề” do thầy cúng soạn ra.

Lần theo câu chuyện, chúng tôi được biết, người xấu số qua đời là Hồ Văn Thá (16 tuổi) con bà Hồ Thị Quen. Theo lời kể, Thá tìm đến cái chết vì buồn bã, cha đã qua đời, hai mẹ con Thá ở với nhau. Lâu nay, Thá bị bệnh không làm được công việc gì, hàng ngày ăn bám vào người mẹ. Buồn tủi phận đau ốm triền miên, Thá ra sau nhà, hái một nắm lá ngón và lấy một ít muối trắng cho vào miệng. Thá nằm từ chiều hôm trước, đến trưa hôm sau mọi người mới phát hiện đã tử vong.

Tôi nói: Thá nghĩ quẩn thôi mà! Bà Thiên quả quyết: “Trời ơi! Chết xấu chứ chi nữa. Ở đây ăn lá ngón, treo cổ là chết xấu hết. Nó chết do con ma rừng bắt chứ không ai làm cả. Mỗi cái chết rứa cả làng phải cúng đó. Mà lễ cúng không phải gà trắng, chỉ cúng gà đen nên mình phải đem đi đổi”.

13-27-36_cung-g-den-2
Bà Thiên và Néo đưa gà đen về làm lễ cúng đường bịt ma
 

Tôi hỏi tiếp: Gà trắng, cũng như gà đen cả thôi, cúng gà nào chẳng được? Bà Thiên đáp: Không được, từ lâu người Xê Đăng cúng ma xấu phải là gà đen, giờ mình theo rứa. Chỉ một cái lông màu trắng mình cũng không cúng được. Tôi hỏi tiếp: Sao không nuôi gà đen mà cúng lại nuôi gà trắng vậy? Bà Thiên cười: Hắn đẻ ra mình có biết mô, mà nuôi rồi đi đổi cũng dễ mà.

Cuộc trao đổi tại quán rất sòng phằng giữa chủ quán và người dân. Con gà được đưa lên bàn cân, nếu trọng lượng thừa ra thì chủ quán trả thêm tiền cho người đổi, còn thiếu người đổi sẽ bù thêm. Người dân không quan niệm gà ngon hay dở, chỉ chú ý đến màu lông của con gà.

Từ bao đời này, người Xê Đăng có tục lệ, người chết xấu có thể bắt người sống. Họ rất sợ con ma sẽ về làng và bắt một ai đó. Hôm Thá chết, người trong làng giục gia chủ nhanh chóng đưa đi mai táng. Chưa cần mẹ Thá lo thì anh em của Thá cùng đám thanh niên đã kiếm chiếc chiếu quấn thi thể Thá đưa ra rừng ma. Xong việc, cả làng làm một lễ cúng chặn ma về được tổ chức ngay tại đường đưa Thá ra rừng ma đoạn giáp với làng.

13-27-36_cung-g-den-3
Đám thanh niên chuẩn bị đồ vật cho lễ cúng ngay con đường đưa Thá vào rừng ma mai táng
 

“Mình là em gái của mẹ Thá, từ nhỏ đến lớn nó hay đến nhà mình chơi lắm. Giờ phải cúng bịt đường nó về để không ai bị ma bắt. Ngoài con gà này thì cần thêm nhiều rượu lắm để mọi người ngồi uống. Lễ cúng này sẽ giúp gia đình mình không bị ma xấu về bắt người. Mình làm lễ không cho riêng gia đình mà mong cả được yên ổn để con ma quấy rối”, chị Néo chia sẻ.
 

Người lạ không được tham dự

Lễ cúng ma xấu của người Xê Đăng được tổ rất nhiều lần, cứ nhà này tổ chức đến nhà khác làm. Nhà cúng ngoài đường, nhà cúng trong nhà. Như lễ cúng chặn mà xấu về làng, sau khi làm con gà xong, cả làng tập trung ra con đường hôm đưa Thá đi mai táng làm lễ.

Từ chiều một số thanh niên trong làng chọn hai cây đót to, mập chưa trổ bông. Mỗi cây chỉ để lại 7 lá, sau đó gấp cho ngắn lại. Trên cây đót, buộc thêm hai lá cây rừng to bằng bàn tay và hai chùm cây cỏ giắt vào thân cây đót. Sau khi hoàn thành, họ cắm ngay con đường mòn hôm đưa Thá vào rừng ma và thực hiện lễ cúng.

13-27-36_cung-g-den-4
Thầy cúng tiến hành làm lễ
 

Theo quan niệm của người Xê Đăng, những ai chết xấu làng không thương, sau mỗi cái chết phải chặn đường về làng. Còn những ai không phải chết xấu, làng mua quan tài về mái táng đàng hoàng, không bịt đường làm gì. Khi xong các phần chuẩn bị, thầy cúng cầm trên tay một con rựa để gần trán, miệng đọc lẩm nhẩm liên tục bằng tiếng Xê Đăng để làm lễ.

Lúc này, tất cả mọi người trong làng đuổi chúng đi với lý do: Người lạ không được vào đây, mời ra ngoài để cho làng hành lễ. Tôi xin: Cho đứng cách 20m nhìn vào được không? Một thanh niên quát: Chẳng ngó nhìn chi hết, cán bộ đi cho. Bà con đã nói rồi, không cho ai ngoài làng vào cả, đứng từ xa cũng không được.

Người này giãi bày: “Hôm nay làng làm lễ bịt đường ma về, để nó về làng bắt người. Từ đầu năm đến giờ có 2 người chết vì ăn lá ngón rồi. Cứ liên tục như ri thì làng hết người mất thôi, làng không muốn mất thêm một nữa mô. Lễ cúng mong muốn dân làng được bình yên, ma không về quấy phá. Cán bộ là người lạ nếu vào con ma bắt thì tội lắm. Mọi người vừa thương cán bộ, vừa thương dân làng đấy”.

Nói xong, người này ngỏ ý thêm: Có một cách muốn vào làng thì cán bộ phải nhập cuộc nhưng điều kiện sáng mai mới ra được khỏi làng. Nếu đặt chân vào đây mà không thực hiện đúng nghi lễ sẽ bị phạt 1 con trâu, 3 con heo và 10 con gà và rượu. Giờ cán bộ chọn cách nào? Người này hỏi. Nghe vậy, tôi bảo đồng nghiệp mình đi ngay.

Đem chuyện hỏi một chủ quán buôn bán tại đây thì người này kể: Vợ chồng họ lên đây gần 10 năm buôn bán, những người trong nóc quá thân quen. Thế nhưng mỗi khi lễ cúng ma xấu họ cũng không cho vào, huống hồ là người lạ như chúng tôi. Bởi họ quan niệm, sự có mặt của người khác sẽ không tốt cho làng, phần con mà theo người lạ để làm hại, như vậy làng cũng không muốn. Do đó, họ kiêng cữ việc này.

13-27-36_cung-g-den-6
Người Xê Đăng uống rượu bằng cốc, thay nước
 

Người này kể tiếp: Cách đây mấy năm, khi đang làm công trình đường cho người dân, một hôm ống dẫn nước tự chảy trên núi bị hỏng. Người anh nuôi đám công nhân đi sửa thì không may vào làng lúc đang cúng ma xấu. Thấy người lạ, cả làng giữ lại không cho ra ngoài, mặc dù đã cố giải thích.

“Thấy đi lâu không về, mọi người sợ gặp chuyện không may liền kéo nhau đi tìm. Lần theo đường ống dẫn nước, khi đến làng thấy mọi người đang tổ chức lễ cúng, anh nuôi ở trong đó. Biết sự việc, mọi người xin làng cho anh nuôi về nhưng họ nhất quyết không cho, còn chúng tôi bị đuổi thẳng thừng. Do vậy, đến sáng mai anh nuôi mới trở về trong tình trạng say xỉn. Bởi khi vào làng, họ mời uống rượu thâu đêm”, chủ quán này kể.

"Huyện đang thực hiện chủ trương cứ 3 công chức phải có trách nhiệm kèm cặp một hộ gia đình thoát nghèo trong vòng một năm. Cán bộ sẽ kèm cặp các hộ dân để giao tuyên truyền kiến thức, văn hóa, đồng thời dạy cho cách làm ăn, sản xuất đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, chỉ cách người dân chi tiêu hợp lúy, quá đó nâng cao đời sống và loại bỏ các hủ tục".

Ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.