| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang

Thứ Sáu 24/05/2013 , 11:40 (GMT+7)

Sáng 24/5, lễ hội kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428–2013) đã tưng bừng diễn ra tại khu tưởng niệm vua Lê, bên bờ hồ Hoàn Kiếm...

Lễ dâng hương. (Ảnh minh họa)
Sáng 24/5, lễ hội kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428–2013) đã tưng bừng diễn ra tại khu tưởng niệm vua Lê, bên bờ hồ Hoàn Kiếm - nơi gắn với huyền thoại vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho rùa thần.

Lễ hội do Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức.

Tới dự có nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đại diện các Ban, ngành Trung ương, thành phố, đông đảo nhân quận Hoàn Kiếm và dòng họ Lê tại Hà Nội.

Từ 7 giờ sáng, lễ hội bắt đầu bằng màn trống hội rộn rã. Tại lễ khai hội, các đại biểu và nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tưởng nhớ công đức của vua Lê Thái Tổ trong việc giải phóng thành Đông Quan, chấm dứt 20 năm xâm lược của nhà Minh vào thế kỷ thứ 15.

Phát biểu tại lễ khai hội, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm khẳng định: "Trong thời kỳ đổi mới xây dựng Thủ đô và đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết tâm phát huy truyền thống của các thế hệ cho ông đi trước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xứng đáng là quận anh hùng của Thủ đô anh hùng ngàn năm văn hiến."

Sau nghi thức khai mạc là lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương do các đội tế nam, nữ và các đại biểu thực hiện.

Tiếp đó là lễ rước truyền thống xung quanh hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia của gần 900 người gồm đội múa lân, rồng, cờ hội, trống hội, chiêng, bát âm, sênh tiền, rước kiệu bát cống, kiệu long đình, kiệu võng, bát bửu, lọng tàn, tán, kiệu lễ... cùng các đoàn thể của quận, nhân dân 7 phường xung quanh hồ Hoàn Kiếm và dòng họ Lê tại Hà Nội.

Đoàn rước xuất phát từ khu vực tưởng niệm vua Lê Thái Tổ đi xung quanh hồ Hoàn Kiếm, đến Tượng đài vua Lý Thái Tổ dừng lại dâng hoa và thắp hương. Các đội múa rồng, lân, cờ hội, sênh tiền biểu diễn ở sân tượng đài vua Lý Thái Tổ sau đó đi tiếp về Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Sau lễ rước, các đoàn nghệ thuật tái hiện hình tượng "Vua Lê đăng quang" và "Hội trả gươm," biểu diễn ca múa nhạc dân tộc và tổ chức một số trò chơi dân gian...

Năm 1407, nhà Minh tập trung 80 vạn quân xâm chiếm nước ta, sau khi chiếm được Đông Đô đổi thành Đông Quan và lập nước ta thành quận Giao Chỉ. Năm 1418, từ miền núi Lam Sơn, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương phất cờ khởi nghĩa.

Với chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang oanh liệt, nghĩa quân Lam Sơn đã dồn giặc vào thế phải đầu hàng. Rằm tháng Tư năm Mậu Thân (1428), vua Lê đăng quang, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt Quốc hiệu là Đại Việt, công bố Đại cáo Bình Ngô.

(Vietnam+)

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất