| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thi "3 chung": Học sinh nông thôn lo lắng?

Thứ Hai 18/08/2014 , 09:25 (GMT+7)

Giữa lúc Bộ GD-ĐT đang bàn về việc bỏ thi tốt nghiệp THPT để tiến tới kỳ thi quốc gia chung, PV NNVN đã về một số vùng nông thôn và ghi nhận được không khí lo lắng của nhiều em học sinh cuối cấp.

Nên đổi cách dạy trước

Lo lắng khi mấy ngày nay trên phương tiện thông tin đại chúng bàn nhiều về việc thay đổi việc thi cử vào năm 2015, em Trần Thu Huyền, học sinh lớp 12 Trường THPT Đào Duy Từ, tỉnh Thái Nguyên cho rằng, hiện chương trình sách giáo khoa, giáo trình, phương pháp giảng dạy đều vẫn như cũ nên bản thân Huyền khá băn khoăn nếu Bộ GD-ĐT bỏ thi tốt nghiệp THPT, bởi em và một số học sinh học chưa hình dung được nó sẽ như thế nào.

Chính vì vậy, Huyền đề xuất, nếu có sự thay đổi hình thức thi thì ngay từ bây giờ cần có giáo trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Có cùng quan điểm, em Chu Lan Phương, học sinh lớp 11A1, trường THPT Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: Mỗi năm học phải trải qua rất nhiều đợt kiểm tra kiến thức. Từ kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút (kiểm tra đột xuất), kiểm tra định kỳ, kiểm tra giữa kỳ đến kiểm tra học kỳ. Thầy cô sẽ tính toán các hệ số điểm và đưa ra điểm tổng kết của từng môn và xếp loại học lực.

Nếu mỗi kỳ thi đều được tổ chức nghiêm túc, kỷ luật; giáo viên bộ môn soạn nhiều mã đề khác nhau để tránh tình trạng quay cóp, chép bài của nhau; khâu chấm thi đảm bảo công bằng, chắc chắn sẽ phản ánh được học lực của từng học sinh.

Chỉ cần nhìn vào sổ học bạ là có thể xét tốt nghiệp cho học sinh. Còn học lực của học sinh cao đến mức độ nào, sẽ được thử sức trong kỳ thi ĐH, CĐ nghiêm túc, kỷ luật.

Để làm được điều đó, trước hết, phải xóa bỏ nạn chạy điểm trong các trường THPT. Và đối tượng cần phải tuyên truyền trước nhất không phải học sinh, phụ huynh học sinh mà là giáo viên và lãnh đạo nhà trường.

Khi có thầy nghiêm thì chắc chắn có trò nghiêm. Học sinh yếu buộc phải rèn luyện nhiều hơn người khác mới được lên lớp. Và tỷ lệ học sinh ở lại lớp cao hay thấp không phải là tiêu chí để mang ra trách phạt giáo viên.

Đồng thời, cần phải có một đội ngũ thanh tra ngành vừa hồng vừa chuyên để thực hiện kiểm tra đột xuất, sau đó đối chiếu với điểm số trong quá trình học. Nếu phát hiện thấy sự chênh lệch lớn giữa học lực của học sinh và điểm số các bài thi phải xử lý nghiêm khắc để răn đe.

Là một học sinh giỏi, Phương chưa bao giờ phải lo nghĩ về kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng em lo khi không còn tổ chức thi nữa việc đánh giá học sinh trong 3 năm học không được công bằng bởi rất rễ xảy ra tiêu cực chạy điểm, xin điểm.

Lo lắng

Đem câu chuyện về 3 phương án tổ chức kỳ thi quốc gia Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến thăm dò các em học sinh, chúng tôi phần lớn đều nhận thấy sự lo lắng từ phía các sĩ tử tương lai.

Em Trần Văn Quang, học sinh lớp 12 trường THPT Xuân Trường B (Nam Định) cho rằng, nên bỏ kì thi tốt nghiệp.
Theo Quang, kì thi tốt nghiệp từ trước tới nay đã không còn thực chất. Thi tốt nghiệp chỉ là “vòng loại” chứ kết quả học tập hầu như nằm hết ở điểm tổng kết các môn đã chấm. Thay vì tổ chức kì thi tốt nghiệp nên xét duyệt qua hồ sơ học bạ. 
Từ đó, căn cứ vào kết quả để xét tốt nghiệp. Việc làm này vừa đỡ lãng phí, vừa là động lực khiến học sinh tích cực học tập ngay từ đầu.
Hơn nữa, học sinh không mất thời gian vào việc ôn tốt nghiệp, thay vào đó là dành thời gian cho kì thi ĐH, CĐ.

Em Nguyễn Quốc Thịnh, lớp 12A9, trường THPT Triệu Thái, Lập Thạch, Vĩnh Phúc chia sẻ: “Hiện tại, đang trong thời gian nghỉ hè nên em không hiểu lắm Đề án tổ chức kỳ thi quốc gia của Bộ GD-ĐT. Em lên mạng đọc chỉ thấy báo chí thông tin đại loại rằng có 3 cách ra đề thi.

Phương án 1 có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Anh và ít nhất một trong số 5 môn tự chọn là Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa. Mấy đứa bạn của em theo khối D cười ha hả vì chỉ cần thi 4 môn là xong. Nhưng, em học khối A, và phải thi 5 môn mới đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ lại bất công quá?!”.

Cũng theo Thịnh, đến thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa đưa ra được cấu trúc đề thi nào. Như vậy là quá mơ hồ. Bản thân Thịnh và các bạn học cùng lớp không biết sẽ phải học theo phương pháp nào, học cái gì để có thể làm bài thi tốt nhất.

Đổi mới ngành giáo dục là việc tốt, và tổ chức kỳ thi quốc gia chung cũng là việc nên làm. Nhưng Thịnh mong Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định phương án tổ chức kỳ thi, miễn là đừng để học sinh khóa 2012-2015 trở thành “chuột bạch” thí nghiệm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, dự thảo 3 phương án tổ chức kỳ thi Quốc gia của Bộ GD-ĐT khiến nhiều học sinh có học lực trung bình lo lắng.

Em Ngô Thế Sơn, lớp 11A5, trường THPT Tiên Du 1 (Bắc Ninh) phân trần: Nếu Bộ GD-ĐT sử dụng phương án lấy điểm số thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở để các ĐH, CĐ xét tuyển, chắc chắn đề thi phải khó hơn mọi năm nên những học sinh có học lực trung bình như Sơn rất sợ bị trượt tốt nghiệp.

Ngược lại, là học sinh có học lực giỏi, em Vũ Thị Bích Lệ, học sinh lớp 12A1 trường THPT Lưu Nhân Chú, Đại Từ, Thái Nguyên, cho biết: Việc thi hay bỏ tốt nghiệp THPT với em không quá quan trọng.

Tuy nhiên, Lệ và đại đa số các bạn học cùng khóa đều mong vẫn sẽ duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT, bởi đây là bước đệm để những học sinh cuối cấp có kinh nghiệm, tâm lý trước khi bước vào kỳ thi quan trọng là ĐH, CĐ.

Em Vũ Thị Hiền, Trường THPT A Nghĩa Hưng (Nam Định) lại đồng tình với phương án 1 mà Bộ GĐ-ĐT đưa ra. Theo Hiền, các trường nên xét tốt nghiệp nhưng học sinh vẫn phải thi 4 môn cơ bản cùng 1 môn tự chọn.

Bởi lẽ, đây đều là các môn học sinh nào cũng phải học. Nếu không thi những môn này, chắc chắn sẽ có tình trạng “học lệch”. Hiền cho rằng, đây là cơ hội giúp các em học đều các môn hơn. Đồng thời, việc thi vào ĐH, CĐ sau này cũng nhiều cơ hội hơn.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.