| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thú ở nơi người dân vẫn giữ phong tục 'tết cá'

Thứ Sáu 23/02/2018 , 14:15 (GMT+7)

Con cá trắm đen gần chục cân oằn mình giãy giụa trong lưới kéo theo không ít bùn đất khiến hai người đàn ông mạnh khoẻ không giữ nổi phải gọi “viện trợ”. Tiếng í ới gọi nhau ngoài ao, âm thanh nhộn nhịp của phiên chợ cá đặc biệt, báo hiệu ngày tết đoàn viên đến gần.

I. Ngày tết cổ truyền Việt Nam vốn quen thuộc với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”… Đối với người dân xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội), những ngày này, con gà hay cái bánh chưng có thể thiếu nhưng vào ngày mùng 3 tết, mọi nhà đều phải có món cá thắp hương.

13-34-17_nh-1
13-34-17_nh-2
Những ao cá đã được tát cạn từ chiều hôm trước chỉ đợi “thu hoạch”

Nhà điều kiện có thể có con cá to, làm nhiều món, nhà khó khăn cũng có đĩa cá rán cho phải phép. Từ đầu làng đến cuối xóm người dân trong xã cứ gặp nhau lại tươi cười: “Chốc nữa sang nhà tôi “tết cá” nhé!”.

Chúng tôi đến chợ cá tại xã Canh Nậu, lúc 3 giờ sáng, những tưởng sớm nhưng dường như phiên chợ đã bắt đầu từ rất lâu rồi. Chợ cá khoảng 20 gian hàng với cả trăm chậu cá, chủ yếu là cá chép, trôi, trắm. Bên cạnh là những hàng rau được bày trên vài ba tấm mẹt, hay tấm ni lông to trải trên đất. Các quầy hàng này chỉ bán các loại rau, gia vị để nấu món cá như hành, thì là, dưa chua, khế, cà chua…

Đến quầy hàng cá của chị Đỗ Thị An đúng lúc chị tất bật nhấc con này, đặt con kia cho khách chọn vừa chỉnh van nước sục cho chậu cá. Khi khách chọn xong và có nhu cầu mổ, chị lại tay dao, tay thớt “đánh vật” con cá to tướng đang giãy đành đạch.

Công việc tất bật là thế nhưng khi gặp phải “ông khách” đến chả thấy mua sắm gì chỉ đứng ngó nghiêng hỏi chuyện chị vẫn vui vẻ tiếp. Thậm chí khi ngỏ lời muốn ra ao xem cách đánh bắt cá, chị An liền cởi găng tay, áo mưa, ủng cao su và giao lại gian hàng cho người em trông coi để đưa đi.


Con cá trắm nặng gần 10kg có giá 170.000 - 200.000 đồng/cân.

Vừa đi chị vừa chỉ cho chúng tôi xem ao của nhà gần 10 mẫu, mỗi dịp tết thu cả tấn cá. Ngoài ao, đã có gần 10 người trong gia đình chị An gồm bố, mẹ, anh, chị, em… cùng nhau đánh cá. Ai cũng tất bật chạy đôn chạy đáo, người bơm nước, người kéo lưới, có người chuẩn bị vài xiên cá nướng “tiếp sức” cho đại gia đình. Trên đống lửa là mấy xiên cá chỉ vài lạng không đủ “chuẩn” để đem ra chợ nhưng đối với đám thanh niên lại là đặc sản.
 

II. Chị An kể, từ lúc còn nhỏ mấy anh chị em đã biết đi theo người lớn đánh cá, đi chợ từ đêm mùng 2, sáng mùng 3 tết. Năm 15, 16 tuổi chị đã có thể tự đứng bán hàng và làm món cá tết thắp hương.

“Cả huyện chỉ có xã Canh Dậu mình có tục “tết cá”, mỗi khi tết đến mọi người từ già đến trẻ đều háo hức, vui lắm. Mình bán hàng suốt từ 12 giờ trưa qua đến giờ, chỉ về ngủ được 1 tiếng nhưng cũng thấy mệt mỏi gì cả”, chị An nói.

Tiêu chuẩn để chọn cá ngon phải là cá có độ bóng, đều vảy, cầm chắc tay. Cá của ao nhà nên thịt giòn và dai chứ không bở. Ở Canh Dậu, hai món cá chính ngày “tết cá” là cá rán và canh cá, cá rán phải để cả vảy cho vào chảo dầu nóng lửa lớn cho vàng đều, đẹp sau đó mới hạ bớt lửa sao cho cá chín đều, lớp ngoài giòn, lớp trong mềm.

Quây quần bên bếp lửa hồng và xiên cá nướng
Cá được nướng vàng đều, lớp ngoài giòn có mùi khói từ cây gỗ thơm được đốt, phần thịt săn chắc, dai, ngọt lịm. Bốc một miếng chấm chút mắm ăn chỉ muốn chén sạch cả con, nghĩ cũng ngại nhưng chị An ra vỗ vai bảo: “Ơ kìa! Ăn mạnh lên chứ! Rồi chú muốn hỏi gì thì hỏi".

Canh cá ở đây cũng rất đặc biệt, nước canh phải sử dụng nước vo gạo mà là gạo nếp mới thơm ngon và có độ sánh. Đặc biệt khi ướp cá còn phải dung nước tương bần mới đúng vị canh cá Canh Nậu.
 

III. Đến khoảng 4h30, 5h sáng, chợ cá đã rất đông, mọi người gặp nhau đều tươi cười mời qua nhà ăn “tết cá”. Gặp ai cũng mời, không cần biết có đến hay không, càng nhiều người đến lại càng vui, càng may mắn.

Nhiều đôi bạn trẻ muốn đến với nhau cũng có thể mua cá đến tặng gia đình người yêu, chọn được con cá ngon, đẹp lại càng ghi điểm trong mắt gia đình “ý trung nhân”. Nếu muốn tặng cá phải báo trước một ngày về số lượng, loại cá, giờ nào đem đến để gia đình chuẩn bị làm cỗ thắp hương hoặc bếp núc chế biến.

Tôi gặp ông Nguyễn Đức Lưu (86 tuổi), "cây đại thụ" về văn hóa tại xã Canh Nậu. Lúc còn khỏe ông vẫn thường ra đình làm thực hiện nghi lễ nhờ vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục và có uy tín tại địa phương.

Chuyện xưa kể rằng, có một vị chức sắc trong làng có bản tính thanh liêm không tơ hào nên gia cảnh không khá giả. Tục lệ từ xưa đến nay là ăn cỗ bàn linh đình suốt 3 ngày tết nên đến ngày thứ 3 nhà vị chức sắc đã hết thực phẩm.

13-34-17_nh-3
Những ao cá đã được tát cạn từ chiều hôm trước chỉ đợi “thu hoạch”.

Không biết lấy gì đãi khách nên ông bèn câu cá ở ngoài ao về làm cơm, người dân Canh Dậu cảm phục sự liêm khiết và thấy ăn món cá giúp đỡ ngấy thay cho những giò, chả, bánh chưng nên học theo. Từ đó trở đi cứ mùng 3 tết cả xã Canh Nậu thức suốt đêm để đánh bắt và đi chợ cá.

“Mâm cơm cúng chuẩn theo như các cụ dạy phải đầy đủ các yếu tố âm dương, ngũ hành, cúng cá ứng với vị thủy, ngoài ra còn phải có các yếu tố khiết sinh, tư thành, thanh trước… Người dân Canh Nậu mỗi đợt tết đến lại gói cả chục loại bánh ăn tết, chứ không giống nơi khác chỉ gói 1, 2 loại hoặc chỉ bánh chưng”, ông Lưu chia sẻ.

Ông Lưu cũng cho biết thêm, hiện nay những nét phong tục không còn giữ được đúng chuẩn như thời xưa. Nhưng tục “tết cá” vẫn còn là một nét đẹp truyền thống không phai mờ trong tâm trí của mọi người dân.

Đi chợ cá Canh Nậu mới thấy, thứ được bán ở đây không phải cá mà là niềm vui. Đến quầy hàng của chị An không mua gì lại nhờ dắt đi hết chỗ nọ chỗ kia nhưng chỉ cần hợp chuyện, đến lúc về cả gia đình chị kéo lại tặng cá. Khó khăn lắm chúng tôi mới từ chối được và phải hứa sang năm lại đến ăn “tết cá”.
 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí buổi tối

Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí trong thời gian thi công từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Ban ngày thu phí bình thường.