| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật xử lý hạt giống, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ giống lúa lai vụ xuân năm 2011

Thứ Tư 19/01/2011 , 10:22 (GMT+7)

Xử lý hạt giống và ngâm ủ: Có 2 cách

+ Cách 1: Xử lý bằng các thuốc hóa học: Sau khi tiến hành rửa giống, đãi sạch, loại bỏ hạt lép và tạp chất bà con tiến hành ngâm đến khi hạt giống no nước, sau đó vớt ra đãi sạch, để ráo nước và tiến hành xử lý bằng thuốc hóa học rồi đem ủ, khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì tiến hành gieo.

+ Cách 2: Xử lý bằng nước nóng (54oC): Pha 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh (3 sôi + 2 lạnh) lượng nước cần ngập 3 – 5 lần lượng thóc, sau khi đổ hạt giống vào ngâm trong thời gian 15 phút, bà con đem hạt đã xử lý ngâm bằng nước sạch với thời gian từ 18 – 20 giờ, khi hạt giống hút no nước đem rửa giống, đãi sạch để ráo, tiến hành ủ, khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì đi gieo.

Chú ý: - Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì không được ngâm ủ.

Trong quá trình ngâm: Cứ 4 – 5 giờ đãi chua thay nước một lần.

Khi nhiệt độ xuống thấp, thời gian ngâm kéo dài dễ gây hiện tượng chua, vì vậy thường xuyên kiểm tra nếu khô thì bổ sung bằng nước ấm, ngửi có mùi chua thì ba con cần tiến hành đãi chua và tiếp tục ủ, hạt giống nảy mầm, rễ dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì tiến hành đem gieo.

Trong quá trình ủ cần kiểm tra thường xuyên, không được để giống sinh nhiệt quá mức làm thui mầm hoặc suy giảm sức sống của giống.

Bà con nông dân tuân thủ khung thời vụ gieo từ ngày 25/1 đến 15/2 do Sở NN- PTNT quy định.

Gieo mạ

Gieo mạ: Chia lượng mộng mạ để gieo làm 2 lần, gieo đều tay, hơi chìm (lần 1 gieo 70% lượng mộng mạ, lần 2 gieo bổ sung 30% lượng còn lại).

Chú ý: - Yêu cầu 100% diện tích mạ phải được che phủ nilon, mùng màn để chống rét, chống chuột và ngăn rầy.

Chăm sóc mạ

Thường xuyên kiểm tra duy trì độ ẩm cho mạ, khi thực hiện các biện pháp chăm sóc mạ như: Bón phân, phòng trừ sâu bệnh… cần phải mở nilon để thực hiện các thao tác, đến chiều tối cần được che lại.

Chú ý: Khi nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 20oC, cần phải mở một đầu hoặc hai đầu nilon, chiều tối phải đậy lại. Khi nhiệt độ ngoài trời > 25oC, cần lật mở cả nilon sang một bên, chiều tối đậy lại để tránh hiện tượng mạ bị héo, chết.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất