| Hotline: 0983.970.780

Kỳ tích "vùng đất lửa"

Thứ Ba 03/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Cùng với TX. Long Khánh, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao bằng công nhận là một trong hai huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM. 

Như một kỳ tích, “vùng đất lửa” năm xưa đã trải qua bao mất mát nhưng đến nay lại đi đầu trong công cuộc xây dựng NTM.

Sức sống mới

Xuân Lộc, một địa danh được cả nước và thế giới biết đến là “vùng đất lửa” trong thời chiến tranh với những chiến công hào hùng đã mở tung “cánh cửa thép” phía Đông để tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Với những chiến công vang dội ấy, Xuân Lộc xứng đáng được Đảng, Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 1999.

Xuất phát điểm rất thấp nên việc Đảng bộ và chính quyền, nhân dân huyện Xuân Lộc sau 5 năm phấn đấu bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt đã dẫn đầu trong xây dựng NTM và trở thành huyện NTM đầu tiên của cả nước.

Mặc dù sau giải phóng còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh để khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tư phát triển SX. Đồng thời, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2011 là một kỳ tích đáng ghi nhận.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, tạo nên những kỳ tích của vùng quê nghèo khó đó chính là người nông dân chân lấm tay bùn, họ chính là chủ thể tích cực trong phong trào xây dựng NTM.

Qua quá trình xây dựng NTM, Xuân Lộc đã tích cực vận động bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào SX nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích cây trồng và vật nuôi. Ðến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008), tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 8% giảm xuống còn 1%. 

nh-3-dien-mo-ntm-xun-loc-ny-d-thy-doi183616453
Diện mạo nông thôn Xuân Lộc thay đổi từng ngày

Xuân Lộc đã huy động các nguồn lực với số tiền gần 13.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, trong đó nguồn huy động trong dân hơn 8.200 tỷ đồng. Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của các cấp ủy Ðảng, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của toàn thể các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện, đến nay Xuân Lộc đã có 100% tỷ lệ đường xóm ấp, đường liên xã, liên huyện được bê tông hóa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt gần 100%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 77,6%.

Người dân Xuân Lộc đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, với ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo, lạc hậu để quyết tâm mở toang “cánh cửa thép” xây dựng cuộc sống mới tràn đầy sức sống.

Hỗ trợ nông dân

Từ phong trào SXKD giỏi với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, hăng say lao động, Xuân Lộc xuất hiện ngày càng nhiều những “vua tiêu”, “vua bắp”... được cả nước và thế giới vinh danh, công nhận.

Gặp chúng tôi, nông dân SX giỏi Nguyễn Văn Quỳnh, ấp Bảo Thị, xã Xuân Định hào hứng chia sẻ: “Từ khi xây dựng NTM được đầu tư các công trình đường GTNT đã giúp bà con rất nhiều trong việc đi lại, giảm chi phí vận chuyển nông sản, hàng hóa. Ngoài ra, người dân còn có điều kiện tốt để đầu tư phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại”.

Năm 2009, khi xã Xuân Định phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh Quỳnh bắt đầu phá toàn bộ diện tích chôm chôm hiệu quả thấp để trồng chuyên canh sầu riêng. Năm 2014, vườn sầu riêng 3 ha (500 gốc) đã cho gia đình anh thu 400 triệu đồng (tăng gấp 4 lần so với trồng chôm chôm).

Bà Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch UBND xã Xuân Định, phấn khởi chia sẻ: “Đến nay trong xã, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân SX giỏi và trở thành những “vua” sầu riêng, hay "vua" tiêu như nông dân Trần Hữu Thắng”.

nh-2-nhieu-chinh-sch-ntm-giup-nong-dn-chuyen-doi-co-cu-cy-trong-hieu-qu183616320
Nhờ Chương trình NTM giúp người dân chuyển đổi cây trồng có hiệu quả

“Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với thị trường nên đã hình thành sự liên kết giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; đồng thời tiếp tục nhân rộng thêm các mô hình kinh tế hợp tác và tập trung xây dựng phát triển NTM”, ông Nguyễn Minh Nhật, Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc.

Theo bà Hương, không chỉ có cây sầu riêng ở Xuân Định còn có nhiều mô hình trồng cây ăn trái khác cũng cho lợi nhuận cao. Từ đó đã giúp các hộ nông dân trong xã vươn lên thoát nghèo và đạt mức sống khá, giàu. Đặc biệt, nhiều hộ dân trước kia khó khăn nhưng nhờ các chính sách của Chương trình NTM hỗ trợ đến nay hầu như đã xóa nghèo.

Xuân Lộc cũng tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và ứng dụng cơ giới hóa vào SX để hình thành các vùng chuyên canh, như: gần 1.570 ha cây xoài; trên 1.870 ha cây hồ tiêu; trên 1.900 ha cây ăn trái đặc sản chất lượng cao như chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái; sầu riêng R6; xoài cát Hòa Lộc; gần 280 ha cây thanh long, chủ yếu là thanh long ruột đỏ và trên 640 ha cây rau các loại, hầu hết đều SX theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Trong đó, trên 90% diện tích các loại cây trồng đều sử dụng giống mới.

Đặc biệt, Xuân Lộc còn được xem là thủ phủ cây bắp lai với tổng diện tích gieo trồng hằng năm trên 12.000 ha. Nhờ địa phương đầu tư mạnh trong việc nâng cấp các tuyến kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu nên diện tích bắp đông - xuân ngày càng được người dân mở rộng theo mô hình “2 bắp và 1 lúa”, đạt thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm. Nông dân  đang thí điểm mô hình trồng 4 vụ bắp/năm để cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi. Đến nay, Xuân Lộc đã phát triển được 5.540 ha cây hằng năm và gần 12.130 ha cây lâu năm, đạt mức thu nhập từ 120-250 triệu đồng/ha/năm.

Thực hiện tiêu chí NTM nâng cao

Ở Xuân Lộc, phong trào xã hội hóa làm đường GTNT không chỉ phát triển rộng khắp mà còn nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của các tầng lớp nhân dân, từ việc đóng góp tiền của, công lao động đến việc hiến đất làm đường.

Trong số trên 12.700 tỷ đồng được huyện Xuân Lộc sử dụng xây dựng NTM từ năm 2009 đến nay, ngân sách của địa phương đầu tư khoảng 1.635 tỷ đồng, còn lại trên 11.000 tỷ đồng là do người dân và DN đóng góp. Trong đầu tư đường GTNT, các tuyến đường do huyện quản lý đạt tỷ lệ nhựa hóa gần 90%; đường liên xã đạt trên 99,5% và đường ấp, ngõ xóm, trục chính nội đồng cứng hóa đạt 100%.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, cho biết: “Sau khi đạt các tiêu chí NTM, Xuân Lộc đã xây dựng ngay bộ tiêu chí NTM nâng cao. Cụ thể, đường giao thông làm xong đến đâu địa phương đã vận động nhân dân đóng góp làm hệ thống đèn chiếu sáng trên tất cả các tuyến đường trong khu vực dân cư do xã quản lý. Đến nay, các xã đã lắp đặt được 383/481 km đường dây điện với 9.458 bóng đèn với tổng vốn do dân đóng góp gần 5 tỷ đồng”.

Theo bà Tiên, huyện còn vận động, khuyến khích 100% hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường đăng ký thực hiện thu gom rác thải đúng quy định, đảm bảo tiêu chí nâng cao “sáng, xanh, sạch, đẹp”…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm