| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc của chàng trai trẻ

Thứ Ba 11/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, anh Trương Đình Tùng (SN 1992) ở thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã nuôi trai trong môi trường nước ngọt thành công, mở ra triển vọng về nghề mới cho người dân nơi đây.

09-35-43_img_0562
Khu ao nuôi trai của anh Tùng

Tốt nghiệp chuyên ngành về xây dựng nhưng Tùng đã không theo nghề mà tập trung vào phát triển nuôi trai lấy ngọc. Tùng chia sẻ: “Em chỉ nghe nói nuôi trai nước mặn chứ chưa nói ở môi trường nước ngọt. Hơn nữa sản phẩm này khá quý mà lại làm ra được nên rất tò mò”.

Vậy là năm 2015, Tùng khăn gói “mục sở thị” mô hình cấy ghép trai lấy ngọc ở tỉnh Ninh Bình. Tìm hiểu về nghề chàng thanh niên trẻ đã “kết” ngay và quyết tâm lập nghiệp từ nghề này. Bị bố ngăn cản song cậu không nản chí, thuyết phục gia đình và cuối cùng nhận được sự ủng hộ. Nhanh nhạy, sáng dạ nên cậu học việc khá nhanh. Người chủ muốn giữ lại để làm việc nhưng anh từ chối cho rằng, mình cần làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Tận dụng ao nhà cạnh hồ Suối Nứa, nguồn nước quanh năm trong mát nên khả năng thành công khá cao. Cùng đó, nguồn trai sẵn có trong tự nhiên dồi dào nên Tùng nuôi 10 nghìn con trên diện tích mặt nước 5 sào.

09-35-43_img_0587
Hạt ngọc trong trai được nuôi sau hơn một năm

Kỹ thuật cấy trai đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác. Theo đó, Tùng nhập hạt ngọc được làm bằng chính vỏ trai từ nước ngoài về. Sau đó cấy vào túi tinh tùy theo kích cỡ của trai cộng với cấy ghép mô tế bào. Cấy ghép xong, trai được thả vào trong bể chứa và theo dõi chừng 2 ngày. Từ đây, trai được đựng cố định trong túi lưới và treo xuống ao. Với cách làm này giúp trai không bị lệch thì hạt ngọc mới tròn, đồng thời tảo và các sinh vật phù du sẽ bám vào lưới nhiều hơn, tạo thức ăn đa dạng cho trai. Sau hai năm, trai sẽ phủ lên hạt ngọc đã cấy những lớp ngọc và tăng dần kích thước, màu sắc sáng bóng.

Dẫn khách thăm khu nuôi thả sau hơn một năm, Tùng nhấc một túi trai lên kiểm tra và mổ lấy ngọc. Quan sát cho thấy, mỗi con có hai hạt màu tím, đặc trưng của trai nước ngọt. Ngoài ra, Tùng cũng đã lai tạo trai và tạo hạt ngọc màu trắng. Tùng ước tính với khoảng 1 vạn con trai, đến cuối năm sau thu được chừng 2 vạn hạt ngọc giá bán bình quân 200 - 500 nghìn đồng/viên thì lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng. Thời gian tới, Tùng đang lai tạo để tạo ra ngọc có màu đen - ngọc đang được ưa chuộng và giá bán cao trên thị trường hiện nay.

Tùng cấy ghép hạt ngọc vào trai

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm