| Hotline: 0983.970.780

Lạ lùng người đàn bà chân voi và gia đình toàn người lùn ở Nội Lễ

Thứ Ba 21/03/2017 , 14:30 (GMT+7)

Nhiều người nói thôn Nội Lễ, xã An Viên, Tiên Lữ (Hưng Yên) là vùng đất lạ, bởi ở đó sinh ra những chú lùn và người đàn bà chân voi lạ lùng. Hiện tại, gia đình của anh Lâm có 3 người. Anh Lâm cao chừng mét mốt, còn chị Bình và em Công thì cao chưa đầy 0,8 mét.

Gia đình lùn

Đến thôn Nội Lễ hỏi nhà chị Bình thì ai cũng biết. Đó là một gia đình mà cả nhà lùn. Anh Nguyễn Văn Lâm (SN 1986), em chị Bình, cho biết: “Ông nội tôi sinh ra hai người con trai, một người bình thường, người còn lại là bố tôi thì cứ như đứa trẻ học lớp 3, mãi mà không lớn lên được”.

nh-1-nh-chup-doi-chn-mc-chung-benh-ky-l-cu-chi-phm-thi-tinh-nh-thuy-quynh172426323
Đôi chân mắc chứng bệnh kỳ lạ của chị Phạm Thị Tỉnh
 

Hiện tại, gia đình của anh Lâm có 3 người. Chị gái cùng cha khác mẹ của anh Lâm là Nguyễn Thị Bình (SN 1963) và người con trai mà chị Bình “kiếm được” là Nguyễn Thành Công (SN 2001). Anh Lâm cao chừng mét mốt, còn chị Bình và em Công thì cao chưa đầy 0,8 mét.

Ở quê nhưng chị Bình không thể làm ruộng bởi như chị giải thích: "Ruộng ở chỗ tôi là ruộng trũng, tôi với em trai cũng có lần thử ra làm nhưng vừa ra thì đã bị tụt xuống gần ngang người, không thể nhúc nhích được nên tôi lại phải nhờ người dân trong làng kéo lên, đến là khổ”.

Chị Bình không biết đã trải qua bao nhiêu nghề nhưng nghề nào cũng đến nhanh đi nhanh. Chị Bình nhớ thời trước, khi còn khỏe mạnh thì vẫn có người thuê bế trẻ, tiền công một ngày được trả một bơ gạo, có người thuê thì có gạo, chứ không thì cả nhà nhịn đói. Giờ không ai thuê nữa nên cứ sáng ra chị lại vác bao đi lượm lặt ve chai, giấy bìa về tích trong nhà để mang bán, song có khi đi từ sáng đến chiều mà chẳng nhặt được gì, đành lủi thủi đi về.

Để phụ giúp cho chị gái, anh Lâm cũng bôn ba đủ đường. Người dân trong làng kể lại rằng, ngày trước anh Lâm cũng có đi phụ hồ, quét vôi ve, nhưng người bé tí, leo trèo họ cũng sợ nên cũng không cho đi làm. Giờ đây, ngày nào anh Lâm cũng chỉ mong người ta đến gọi cửa để thuê đi cắt cỏ cho bò, cho cá.

Thấy chúng tôi làm lạ khi chị Bình tiền kiếm chẳng đủ cơm ăn mà trong nhà nuôi tận hai con chó to, chị bèn bảo: “Chó đấy là tôi đi nhặt được đấy. Nhiều nhà trong vùng cúng chó yểm bùa gì đấy, rồi đem ra đường vứt. Thấy tiếc, tôi nhặt về nuôi lớn rồi đem đi bán lấy tiền. Nhưng ở nhà này, chó với người cùng ăn một loại thức ăn, người ăn gì thì chó ăn nấy. Chó nhà tôi còn ăn cả rau nữa đấy. Cứ mỗi bữa tôi lại luộc một rổ rau đầy, người ăn một nửa, còn lại thì cho chó ăn, nghe thì tưởng đùa cơ mà lại thật”.

Anh Nguyễn Văn Công, Phó trưởng thôn Nội Lễ, cho biết: “Gia đình chị Bình là một trong những hộ nghèo nhất của thôn. Dù được trợ cấp hơn 100 nghìn/tháng nhưng cũng chẳng đủ sống. Thôn cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhưng cũng chỉ giúp đỡ được phần nào".
 

Người đàn bà chân voi

Nhắc đến người phụ nữ có đôi chân to lạ thường tại thôn Nội Lễ thì không ai là không biết đến chị Phạm Thị Tỉnh (SN 1981). Theo lời kể của chị, trong gia đình chị từ trước đến nay chưa có ai bị mắc căn bệnh lạ lùng đến vậy. Hồi còn trẻ, trong một lần ngã xe đạp khiến chị bị một vết thương ở mắt cá chân. Một thời gian sau, sẹo lành lại cũng là lúc chân của bị tự nhiên phát bệnh.

nh-2-c-gi-dinh-nguoi-lun-bo-gom-nh-nguyen-vn-lm-chi-nguyen-thi-binh-v-chu-nguyen-thnh-cong-tinh-tu-tri-sng172426605
Gia đình lùn: anh Nguyễn Văn Lâm, chị Nguyễn Thị Bình và cháu Nguyễn Thành Công

 

Từ ngày phát bệnh cho đến nay cũng đã được 15-16 năm. Không giống như cách phát bệnh của các căn bệnh thường gặp, khi thời tiết thay đổi đôi chân của chị đỏ như quả gấc chín, người nóng lạnh thất thường và da chân thì bong tróc từng lớp như rắn lột da.

28 tuổi lấy chồng, tưởng chừng cuộc sống của người phụ nữ này sẽ hạnh phúc hơn khi có chồng quan tâm, giúp đỡ, ấy vậy mà chị lại là lao động duy nhất trong gia đình để nuôi chồng và đứa con thơ dại.

Chị Tỉnh nhớ lại hồi còn mới cưới, chồng chị suốt ngày say xỉn nên chẳng phụ giúp được gì. Ngoài một sào ruộng thì chị còn làm thêm nghề đâm sen, đan rế được trả công từ 9.000 - 10.000 đồng/ngày để kiếm thêm thu nhập.

Vào năm 2012, chồng chị đột ngột qua đời, lúc đó trong nhà không có một đồng nào để lo liệu đám ma. Thương hoàn cảnh gia đình chị, anh em họ hàng cùng bà con hàng xóm mỗi người giúp đỡ nhau một ít để làm ma giúp. Chồng mất cũng là lúc đứa con thứ hai chào đời, chị Tỉnh lại tất bật chạy đôn chạy đáo để vay tiền, vay gạo, một thân một mình rau cháo nuôi hai con.

Từ đó đến nay, chị Tỉnh vẫn mưu sinh bằng nghề đâm sen với thù lao 10.000 đồng/ngày cho cả 3 mẹ con. Một sào ruộng cấy không đủ ăn, kiếm tiền không đủ sống ấy vậy mà tiền thuốc thang để chữa trị đôi chân của chị tốn từ 500.000 - 1.000.000 đồng/đợt. Đợt nào đau quá chị lại tự ra hiệu thuốc mua thuốc chịu hoặc đánh liều ra các nơi khám bệnh tư để tiêm thuốc, điều trị tạm thời. Hễ ai cho năm chục, một trăm chị tích lại để đem trả dần cho bác sĩ.

Ngôi nhà rộng chưa đầy 30m2 là nơi sinh sống của chị Tỉnh và hai con gái nhưng lại thiếu thốn đủ đường. Một gian bếp rộng chưa đầy 4m2 nhưng lại phục vụ rất nhiều hoạt động. Vừa là cổng vào nhà, vừa là nơi chứa đồ và vừa là một căn bếp tối giản không thể hơn. Một ngôi nhà mà không có nhà vệ sinh, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải ra cánh đồng phía sau nhà. Một ngôi nhà không hề có giếng khoan hay nước máy, sinh hoạt của ba mẹ con đều phụ thuộc vào xô nước mà hàng ngày chị  đi xin của hàng xóm...

Ông Trần Văn Nhâm (52 tuổi) hàng xóm của chị Tỉnh cho biết: “Trong cả xã này, nghèo nhất và khổ nhất là nhà chị Tỉnh. Mẹ thì đau yếu không làm được nặng mà các cháu thì còn nhỏ quá, không đỡ đần được việc gì, càng nghĩ các tội cho gia đình của ba mẹ con".

Hàng tháng, theo diện người khuyết tật và các chính sách trợ cấp dành cho hộ nghèo thì ba mẹ con chị Tỉnh được hưởng trợ cấp 540.000 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, để chi cho tiền thuốc của chị Tỉnh, tiền học của hai cháu thì số tiền trợ cấp quả thật quá bé nhỏ. Ông Nguyễn Xuân Mạnh - Trưởng thôn Nội Lễ  cho biết: “Hoàn cảnh của ba mẹ con chị Tỉnh hiện đang rất khó khăn, mặc dù hàng xóm, chính quyền đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhưng cũng chỉ đỡ được phần nào...”.

Khi được hỏi về ước mơ của mình thì chị Tỉnh chẳng dám mong ước gì cao sang mà chỉ mong ước có một ngôi nhà đàng hoàng để có thể ăn ở, trú ngụ ngày mưa nắng và cũng là để chăm sóc các con thật tốt và trở thành người có ích cho xã hội.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.