| Hotline: 0983.970.780

Lá phổi xanh của công trình thế kỷ

Thứ Tư 14/12/2016 , 08:51 (GMT+7)

Để có nguồn điện 500KV phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều năm qua, rừng phòng hộ sông Đà có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.

Nhờ có rừng mà nguồn sinh thủy, chống xói mòn được bồi lắng và tích tụ dưới đáy lòng hồ, giúp duy trì khả năng sản xuất và vận hành của nhà máy Thủy điện Hòa Bình, góp phần điều tiết lũ cho vùng thượng lưu và hạ lưu sông Đà.

09-31-13_nh-1-cn-bo-bn-ql-rung-phong-ho-song-d-kiem-tr-thuc-di-rung
Cán bộ Ban QL rừng phòng hộ sông Đà kiểm tra thực địa rừng
 

Việc đảm bảo an ninh môi trường, an toàn hồ chứa thủy điện Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng mang tầm chiến lược quốc gia. Bởi vậy, ngày 11/12/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định số 354-CT, xác lập vùng phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Đà và hồ thủy điện Hòa Bình nhằm xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Đà để đảm bảo an toàn cho hồ chứa; môi trường sinh thái, giữ nguồn nước, chống xói mòn và bồi lắng.

Nhiều năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà đã có nhiều cố gắng làm tốt vai trò quản lý, triển khai các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng bền vững để giữ lá phổi xanh cho công trình thế kỷ. Diện tích rừng thuộc Ban quản lý nằm ở 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình thuộc 45 xã với tổng diện tích lưu vực của hồ thủy điện là 122.400ha, trong đó rừng phòng hộ 50.108ha, rừng sản xuất 66.152ha, rừng đặc dụng 6.140ha.

Ông Phùng Hưng, Trưởng phòng Kế hoạch, người gắn bó nhiều năm với công tác lâm nghiệp cho biết: Việc quản lý và bảo vệ rừng sông Đà đi vào nề nếp, quy củ nên rừng phòng hộ sông Đà ngày càng xanh hơn, độ che phủ lớn hơn. Cuộc sống người dân vùng hồ cũng khấm khá hơn. Người dân các xã như Thung Nai, Tân Mai, Phúc Sạn, Tiền Phong, Đồng Ruộng… đã có thu nhập từ kinh tế rừng. 

Để đảm bảo môi trường rừng lòng hồ sông Đà phát triển bền vững, ông Phùng cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, diện tích rừng tự nhiên sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để tăng trữ lượng rừng bình quân 2 m3/ha/năm; rừng trồng phòng hộ tăng trữ lượng 6 m3/ha/năm. Như vậy, với hiện trạng rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ hiện có, bình quân sẽ tăng trữ lượng rừng tự nhiên 12.310 m3/năm và rừng trồng 17.420 m3/năm, đảm bảo “bầu nước” cho nhà máy thủy điện.

Ông Hưng dẫn chứng, xã Tân Mai thuộc huyện Mai Châu là xã diện ổn định dân cư vùng hồ, hầu như không có ruộng nước nhưng diện tích rừng phòng hộ của xã đều tăng. Nhờ có rừng mà người dân nơi đây không chỉ có nguồn thu ổn định từ việc hưởng lợi phí dịch vụ môi trường rừng mà họ còn có nghề chẻ tăm mành dùng nguyên liệu từ cây luồng, giải quyết được nhiều việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân trong xã.

Tương tự, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc cũng là xã thuộc diện ổn định dân cư vùng hồ, diện tích canh tác ít, trong khi đó, nguồn sống chính của người dân chỉ trông vào đánh bắt thủy sản và khai thác lâm sản. Nhờ có diện tích rừng phòng hộ lớn nên nhiều năm qua, nghề chẻ tăm mành dùng nguyên liệu từ cây luồng đã đem lại việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân trong xã, bình quân mỗi lao động thu nhập từ 80.000 - 100.000 đồng/ngày, có việc làm quanh năm.

“Điều đáng mừng là người dân vùng lòng hồ rất thiết tha với rừng, nhờ đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể nên đã hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép, mang lại màu xanh cho lòng hồ sông Đà. Đồng thời, đảm bảo nguồn nước liên tục cho hoạt động của nhà máy thủy điện Hòa Bình, công trình thế kỷ, biểu tượng tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam - Liên Xô”, ông Hưng tự hào.

 

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hạn hán khốc liệt, nhiều diện tích cà phê bị cháy khô

GIA LAI Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khiến cho nhiều diện tích cà phê bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm