| Hotline: 0983.970.780

Lạc giống nảy mầm kém, nông dân vựa lạc Hà Tĩnh đứng ngồi không yên

Thứ Hai 13/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Những ngày qua, nông dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tất bật bước vào gieo trỉa vụ lạc xuân. Tuy nhiên, trái với không khí phấn khởi, vui tươi hy vọng một mùa vụ mới như mọi năm là những lời kêu ca, than vãn do lạc giống nảy mầm kém, tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt khoảng 40 - 60%. Giống lạc nảy mầm kém chủ yếu là giống của Trung Quốc mà các tư thương trên địa bàn...

Nông dân khốn đốn

Có mặt tại xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân), nơi được xem là “vựa” lạc của Hà Tĩnh thời điểm nước rút xuống giống vụ xuân 2017, nhưng mấy ngày qua vấn đề lạc giống nảy mầm kém trở thành chủ đề chính của hàng trăm hộ dân tại địa phương này. Theo một số hộ dân nhận định, lạc giống năm nay có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

16-54-50_1-2
Chị Hoàng Thị Thủy (xóm Phúc Tuy) đã mua gần 10 triệu tiền giống cho 15 sào lạc nhưng vẫn sợ thiếu
 

Vụ xuân năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Thủy (xóm Phúc Tuy) có 15 sào ruộng (1 sào trung bộ = 500m2) gieo trỉa lạc. Dù mua tới 2,4 tạ giống nhưng chị Thủy vẫn lo thiếu giống trong khi những năm trước chỉ cần 1,4 tạ đã phủ kín số diện tích nói trên.

Chị Thủy cho biết: “Mọi năm tôi chỉ mua hết 5 triệu đồng tiền giống là đủ gieo trỉa 15 sào ruộng nhưng năm nay mua hết gần 10 triệu đồng rồi mà vẫn sợ chưa đủ. Lạc giống nảy mầm rất kém chỉ đạt 50%, thậm chí có hộ chỉ đạt 30%, trong khi giá lạc lại cao hơn nhiều so với những năm trước, dao động từ 33.000 - 45.000 đồng/kg”.

Cũng theo chị Thủy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do người dân mua lạc trước thời điểm gieo trồng khá lâu, trong khi đó công tác bảo quản cũng chưa được người dân chú trọng, nên tỷ lệ nảy mầm giảm dần theo thời gian, lạc ngả màu và kém chất lượng khi tới thời điểm gieo trồng.

“Thời điểm này năm ngoái lạc đã phủ xanh đồng ruộng nhưng năm nay mới bắt đầu xuống giống. Tâm lý người dân thường ham rẻ, tưởng mua sớm giá cả phải chăng và giảm bớt phần nào gánh nặng về tiền đầu tư. Không ngờ, lạc giống để lâu ngày, bảo quản không tốt khiến lạc nảy mầm quá ít”, chị Thủy chia sẻ.
 

Sẽ hỗ trợ người dân

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Ngụy Khắc Phúc, Chủ tịch UBND xã Xuân Viên cho biết: “Vụ xuân năm 2017, xã tiến hành gieo trồng 276ha lạc với 54 tấn lạc giống, chủ yếu là giống L14. Thời gian qua, chúng tôi nhận được phản ánh của người dân về số lạc giống nảy mầm kém. Qua kiểm tra, có khoảng 5 tấn độ nảy mầm chỉ đạt 40 - 50%, số lượng này chủ yếu do người dân mua giống không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

16-54-50_2
Nông dân Hà Tĩnh khốn đốn vì tỷ lệ lạc giống nảy mầm chỉ đạt từ 40 - 60%

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các xã Xuân Mỹ, Tiên Điền, Xuân Yên… tỷ lệ lạc giống nảy mầm cũng rất thấp, chỉ đạt khoảng 50 - 60%.

Hơn nữa, năm nay người dân mua lạc giống sớm (từ ngày 15 tháng Chạp) đưa về thử độ nảy mầm đạt chất lượng rất tốt.

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên qua tết mới bắt đầu đưa ra ủ để gieo trỉa thì lạc đã đổi màu. Chúng tôi đang cho kiểm tra lại toàn bộ số giống được bán cho người dân, nếu mua giống tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh chúng tôi sẽ yêu cầu cơ sở đó hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng cho bà con. Nếu lấy giống không rõ nguồn gốc xuất xứ tại quầy hàng tư thương hoặc những hộ bán rong dọc đường thì rất khó quản lý”.

Ông Phúc cũng khẳng định, hiện nay người dân đã gieo trỉa được trên 90% diện tích, vài ngày nữa việc xuống giống sẽ được hoàn tất. Việc chất lượng lạc giống nảy mầm kém không ảnh hưởng đến tình hình gieo trỉa của bà con và sẽ không có diện tích nào bị bỏ hoang do thiếu giống.

16-54-50_3
Ảnh: Tâm Đan
 

Ông Trần Văn Trình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân cho biết: “Chúng tôi đã nhận được báo cáo từ cơ sở về tình trạng lạc giống nảy mầm kém. Qua kiểm tra, xã Xuân Viên có 5 tấn, xã Xuân Mỹ có 7 tấn tỷ lệ nảy mầm đạt 40 - 60% với hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng. Giống lạc nảy mầm kém chủ yếu là giống của Trung Quốc mà các tư thương trên địa bàn trong và ngoài huyện cung ứng.

Huyện đã yêu cầu các xã rà soát, thống kê để có phương án phối hợp với các cơ sở cung cấp giống hỗ trợ cho người dân. Phương án tối ưu là thu mua hoặc đổi lại số lạc giống kém chất lượng cho bà con. Đồng thời yêu cầu cấp cơ sở chỉ đạo, động viên nhân dân chủ động mua giống mới để khắc phục hậu quả, quyết tâm không để đất bị bỏ hoang”.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.