| Hotline: 0983.970.780

Lai Châu phải tiến tới lấy rừng làm 'hồn cốt' để làm giàu

Thứ Ba 11/04/2017 , 07:01 (GMT+7)

Tại buổi làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Lai Châu ngày 10/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã định hướng và đề nghị lãnh đạo tỉnh Lai Châu tập trung cao độ...

Với chiến lược cốt lõi là phát triển rừng, Lai Châu là điển hình cho tiềm năng hoàn toàn có thể khấm khá nhờ rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt là khai thác dư địa từ chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), cây dược liệu, cây công nghiệp đặc sản, phát huy tiềm năng các hồ thủy điện.

Tại buổi làm việc cùng lãnh đạo tỉnh Lai Châu ngày 10/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã định hướng và đề nghị lãnh đạo tỉnh Lai Châu tập trung cao độ, với những bước đi cụ thể, thiết thực trong thời gian tới trong việc triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
 

Nhiều tiềm năng chưa được đánh thức

Là một tỉnh miền núi từng khó khăn, tuy nhiên đến nay, Lai Châu là một trong những địa phương điển hình ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã cơ bản đảm bảo được an ninh lương thực, không những thế, nhiều cơ hội mới có thể giúp làm giàu cho nông dân tỉnh miền núi này nếu có những bước đi phù hợp.

17-18-56_dsc_0075
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm việc cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu.

Trong đó, dư địa về cây công nghiệp, khai thác nguồn lực từ rừng, cây dược liệu và tiềm năng về thủy sản lòng hồ thủy điện là những mũi nhọn điển hình.

Với diện tích khoảng 13.000ha, Lai Châu là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất, chiếm trên 60% diện tích cao su tại vùng Tây Bắc. Lai Châu cũng đã chứng minh được là tỉnh có lợi thế và điều kiện tốt nhất để phát triển cao su. Ngoài cao su, chè cũng đang là một cây công nghiệp có thế lực mới của tỉnh miền núi này với giá trị bình quân 200 triệu đồng/ha.

Theo Cục Trồng trọt, chè Lai Châu hiện có nhiều bộ giống có chất lượng, đã được các Cty SX đồ uống lớn tìm mua. Lai Châu hiện cũng là tỉnh quản lí, phân vùng nguyên liệu chè cho các nhà máy chế biến chặt chẽ nhất cả nước, không để xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu nhộm nhoạm như các vùng chè khác nên chất lượng chè luôn rất tốt.

Theo ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu: Chỉ trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng diện tích chè trên toàn tỉnh đã đạt trên 4.600ha, với 6 nhà máy chế biến.

Trong đó, một số dòng chè đặc sản đã và đang tiếp tục được đưa vào SX thành công tại các khu vực có độ cao trên 1.600m. Đây là những giống chè đặc sản mà ít có quốc gia nào trên thế giới có thể SX được ở độ cao như thế. Chè Lai Châu đã được XK sang nhiều thị trường khó tính như EU, Đài Loan… Theo quy hoạch đến năm 2020, Lai Châu sẽ nâng diện tích chè lên khoảng 6.000ha.

Bên cạnh những đối tượng cây trồng đã khẳng định được thế mạnh, nhiều tiềm năng của Lai Châu vẫn chưa được đánh thức.

Theo ông Chử, tiềm năng cây dược liệu của tỉnh vô cùng lớn với nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, trong đó có một số loại sâm tự nhiên đã được các nhà khoa học đánh giá có giá trị bậc nhất thế giới. Trước đây, Lai Châu cũng đã có đơn vị quốc doanh trồng cây dược liệu tại huyện Sìn Hồ, tuy nhiên từ khi xóa bỏ cơ chế bao cấp, các đơn vị này đã giải thể.

17-18-56_sn1
Sẽ có các DN lớn đầu tư trồng và SX dược liệu tại Lai Châu trong thời gian tới

Hiện trên địa bàn tỉnh đã có một vài cơ sở đầu tư khoanh nuôi cây dược liệu, tuy nhiên quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, thiếu định hướng bài bản… Là tỉnh nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu, với nhiều công trình thủy điện lớn như Lai Châu I, Lai Châu II, Bản Chát…, tuy nhiên việc khai thác lợi thế mặt nước, vùng đất ven hồ hiện còn bỏ ngỏ.

“Theo khảo sát của tỉnh, chỉ tính ở lòng hồ thủy điện dọc sông Đà hiện có khoảng 5.000 - 7.000ha đất đồi bát úp rất đẹp, hoàn toàn có thể phát triển cây ăn quả hoặc chăn nuôi đại gia súc rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, một số lòng hồ có mực nước dâng ổn định như hồ thủy điện Bản Chát vô cùng tốt để nuôi thủy sản. Một số mô hình nuôi cá nước lạnh đã cho hiệu quả tốt nhưng chưa có các DN khai thác đầu tư xứng tầm”, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Khắc Chử cho biết.

17-18-56_nh-1
Thủy sản ở các lòng hồ của Lai Châu cũng như nhiều tỉnh miền núi phía Bắc là tiềm năng lớn chưa được đánh thức.


Phải khấm khá nhờ rừng

Là địa bàn “lá phổi xanh” duy trì rừng thượng nguồn phục vụ cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia, Lai Châu là một trong những địa phương có công tác phát triển rừng tốt nhất hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện tỷ lệ che phủ rừng của Lai Châu đã đạt xấp xỉ 50%.

Năm 2016, Lai Châu là địa phương tiêu biểu trong việc triển khai trồng rừng thay thế, với diện tích rừng trồng thay thế vượt 1.700ha so với chỉ tiêu được giao. Những nỗ lực trong công tác bảo vệ phát triển rừng đang tạo ra những kết quả được thụ hưởng xứng đáng cho tỉnh, với nguồn tiền chi trả DVMTR hàng năm trung bình từ 220 đến 240 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng nguồn tiền chi trả DVMTR hằng năm của cả nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, mặc dù là tỉnh thuộc diện trẻ nhất nước, tuy nhiên chỉ sau 13 năm thành lập, Lai Châu đã làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, với việc cơ bản đạt chỉ tiêu về quy hoạch năng lượng thủy điện khoảng 1.560MW. Đây là những tiền đề quan trọng để giai đoạn tới, Lai Châu phải tiến tới chủ trương lấy rừng làm “hồn cốt”, từ đó phát huy các lợi thế giúp người dân làm giàu. Trong đó, việc khai thác các nguồn thu từ chi trả DVMTR là một trong các nguồn thu quan trọng để người làm nghề rừng phải khấm khá lên nhờ rừng.

Sẽ kiến nghị thu chứng chỉ cac-bon hỗ trợ người trồng rừng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, mặc dù nguồn thu từ DVMTR hàng năm của cả nước đã trên 1.000 tỉ đồng, chiếm trên 22% tổng đầu tư toàn xã hội cho ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, Lai Châu nói riêng cũng như các tỉnh có rừng mới chỉ chủ yếu thu DVMTR từ thủy điện. 

Vì vậy tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế để huy động thêm các nguồn chi trả DVMTR thuộc các đối tượng sử dụng dịch vụ khác theo cơ chế thị trường, trong đó đặc biệt là nguồn thu từ chứng chỉ cac-bon. 

Đây sẽ là nguồn lực quan trọng để giúp người trồng rừng tăng thêm thu nhập. Bộ NN-PTNT cũng đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép cơ chế tăng mức giá chi trả DVMTR khi tăng giá điện. 

“Lai Châu cần phải tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể, trong đó chú trọng nhất vẫn là công tác phát triển rừng, bởi đây là nguồn tài nguyên quý giá nhất của Lai Châu nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Cơ chế tới đây nước sẽ là tiền, muốn có nhiều nước sẽ phải có nhiều rừng tốt. Vì vậy phải tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng sinh thủy để làm cơ sở đề xuất cơ chế chính sách phát triển rừng trong giai đoạn tới”, Bộ trưởng đề nghị.

Về một số định hướng khai thác tiềm năng nông nghiệp của Lai Châu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Lai Châu cần rà soát quy hoạch nông nghiệp để nhắm vào đối tượng SX có lợi thế nhất, hướng tới thị trường quốc tế, phục vụ XK có giá trị cao.

Trong đó phải đảm bảo sản phẩm SX theo công nghệ cao, ưu tiên có lồng ghép vào công nghiệp chế biến, có thương mại sản phẩm và phải có DN vào cuộc, trên cơ sở liên kết với hộ dân, HTX, đảm bảo tính bền vững, an sinh xã hội. Bộ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ Lai Châu tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các nhóm sản phẩm mũi nhọn mà tỉnh đã xác định như chế biến chè, SX và chế biến dược liệu, nuôi trồng thủy sản lòng hồ, chăn nuôi đại gia súc và cây ăn quả…

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu, một DN lớn trong ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng đã cam kết sẽ sớm “bắt tay” với Lai Châu để đầu tư chăn nuôi bò sữa; trồng và SX dược liệu dưới tán rừng, trên cơ sở hợp tác liên kết với nông dân địa phương.

 

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất