| Hotline: 0983.970.780

Lai Châu ra thông báo chính thức về sự cố đứt cầu treo

Thứ Tư 26/02/2014 , 09:23 (GMT+7)

Chiều 25/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu chính thức phát ngôn về sự cố đứt cầu treo tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.

Chiều 25/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu chính thức phát ngôn về sự cố đứt cầu treo tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.


Hiện trường vụ đứt cáp cầu treo

Vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 24/2, tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, sự cố đứt óc neo kéo cáp cầu treo bản Chu Va 6 xảy ra trong lúc nhân dân đang đưa tang ông Chang A Súa, sinh năm 1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Sơn Bình qua cây cầu này, khiến nhiều người rơi xuống suối cạn.

Hậu quả, tính đến 16 giờ cùng ngày đã có 8 người chết, trong đó 3 người chết tại chỗ, 4 người chết trên đường đưa đi cấp cứu, 1 người chết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu và 38 người bị thương.

Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng dân quân, cán bộ và nhân dân trong xã Sơn Bình; bộ đội, công an và cán bộ đang công tác tại huyện Tam Đường được huy động để cấp cứu người bị nạn.

Tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo ngành y tế huy động 8 xe cứu thương và toàn bộ y sỹ, bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đường và Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Uyên tập trung cứu chữa cho nạn nhân.

Đại diện lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp xuống hiện trường để chỉ đạo công tác cấp cứu, thăm hỏi động viên những gia đình có người tử nạn, người bị thương điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tam Đường. Tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ mỗi gia đình có người tử nạn 6,4 triệu đồng, mỗi gia đình có người bị thương 3,2 triệu đồng.

Tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường; làm sạch môi trường nơi xảy ra sự việc; phong tỏa hai bên đầu cầu và bắc cầu, mở đường tạm cho nhân dân đi lại, ổn định đời sống, sản xuất và an ninh trật tự...

Ngay sau khi sự cố xảy ra, tỉnh Lai Châu đã ban hành công điện chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn giao thông, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung rà soát, kiểm tra an toàn kỹ thuật toàn bộ các công trình giao thông trên địa bàn, đặc biệt các công trình cầu, cống.

Chiều tối cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cùng các đại diện lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số sở, ngành tỉnh Lai Châu đã đến thăm hỏi, động viên những người bị thương đang được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và hỗ trợ mỗi gia đình có người tử nạn 2 triệu đồng, có người bị thương 1 triệu đồng.

Quỹ từ thiện của Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ gia đình có người tử nạn 3 triệu đồng và gia đình có người bị thương 1 triệu đồng.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Báo Giao thông Vận tải hỗ trợ mỗi gia đình có người bị chết 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng. Bộ Giao thông Vận tải đã trao 50 triệu đồng động viên tập thể cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

Ngay trong đêm ngày 24/2, tỉnh Lào Cai cũng đã cử 3 bác sỹ sang Lai Châu hỗ trợ cấp cứu, điều trị nạn nhân... Đến ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng điều động máy bay trực thăng đưa đoàn 25 bác sỹ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai lên tăng cường hỗ trợ Lai Châu trong công tác cứu chữa các nạn nhân.

Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.

(Vietnam+)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm