| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 07/06/2010 , 13:54 (GMT+7)

13:54 - 07/06/2010

Lại chuyện đốt tiền nhà nước

Sau việc bới tung vỉa hè Hồ Gươm (mà gạch lát vẫn còn mới) để lát đá xanh theo lý thuyết “con gái đi lấy chồng, bố mẹ phải tân trang nhà cửa", rồi cuối cùng phải dừng lại vì dư luận phản đối kịch liệt, suýt nữa thì ngân sách Hà Nội mất toi 50 tỷ bạc để “bẫy” du khách (mỗi lúc trời mưa, đá xanh trơn sẽ khiến họ ngã chổng vó), mới đây UBNDTP Hà Nội lại có thông báo số 146/TB-UBND, đề xuất với Bộ GT-VT phương án tạm dừng trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài để thiết kế trạm thu phí đó thành một “cổng chào” mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long.

Thông báo nói rõ là giao cho Sở GT-VT chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở TN-MT, Sở KH-ĐT tham mưu, báo cáo kế hoạch cụ thể để UBNDTP làm việc với Bộ GT- VT về việc tạm dừng trạm thu phí và làm cổng chào nói trên. Dịp đại lễ mừng 1.000 năm Thăng Long, du khách quốc tế đến Hà Nội sẽ rất đông, chủ yếu qua sân bay quốc tế Nội Bài. Làm một cổng chào trên con đường Nội Bài- Cầu Thăng Long là rất nên, rất hoan nghênh.

Nhưng đường Nội Bài- Cầu Thăng Long có độ dài tới 30km, có thể dựng cổng chào ở bất cứ chỗ nào. Tại sao không cân nhắc xây một cái cổng chào mới mà lại cứ nhất thiết phải lấy trạm thu phí để làm cổng chào? Trạm thu phí được xây dựng nên để phục vụ việc thu phí, biến nó thành một cổng chào, thì dù có “tô son trát phấn” đến đâu, nó vẫn có nguyên hình là một trạm thu phí cũ. Việc làm chắp vá, lởm khởm liệu có gượng ép quá không?

Trạm thu phí này được Chính phủ, Bộ GT-VT giao cho Cty cổ phần B.O.T Viettrancimex thu phí từ 1/8/2009 để hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) mà họ đã bỏ tiền ra làm. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã 2 lần có văn bản chỉ đạo, giao cho Bộ GT- VT chỉ đạo việc thu phí theo đề xuất của Viettrancimex. Viettrancimex thu phí để hoàn vốn cho mình nhưng thực ra là thu cho nhà nước, bởi lẽ ra nhà nước phải trả tiền cho họ sau khi họ đã bỏ tiền làm đường. Hiện tại, mỗi ngày trạm thu phí này thu được từ 200- 300 triệu đồng, tức là từ 6- 9 tỷ đồng/tháng. Dừng trạm thu phí từ nay đến hết đại lễ mừng ngàn năm Thăng Long, ngân sách mất toi ít nhất là 30- 40 tỷ đồng.

Tiết kiệm được vài trăm triệu đồng nhưng thiệt hại hàng chục tỷ. Việc làm này có người ví chẳng khác gì Công tử Bạc Liêu ngày trước. Đánh rơi đồng 5 xu trong bóng tối không tìm được, cậu công tử này liền rút ngay tờ “cái đỉnh” (tờ bạc 100 đồng Đông Dương, tương đương với 1000 xu, in hình cái đỉnh) ra, xoè diêm đốt để lấy ánh sáng tìm đồng tiền cạch. Chỉ khác nhau ở chỗ, công tử Bạc Liêu đốt là đốt tiền của mình, còn những người chủ trương dừng trạm thu phí, biến trạm thu phí thành cổng chào không đốt tiền của mình mà đốt tiền nhà nước.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm