| Hotline: 0983.970.780

Lại đập đi xây mới

Thứ Ba 07/12/2010 , 10:20 (GMT+7)

Đây không phải lần đầu tiên, chùa Phổ Giác được “đại trùng tu”, nhưng có lẽ đây là lần “trùng tu” ầm ĩ nhất.

Chùa Phổ Giác trước và khi tiến hành “trùng tu”
Khi một loạt vụ trùng tu kiểu phá hoại di tích vẫn chưa kịp nguội, thì tuần qua, vấn đề này lại được hâm nóng bằng những câu chuyện lùm xùm quanh việc chùa Phổ Giác - một ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ở số 80 phố Ngô Sĩ Liên (Đống Đa, Hà Nội) bị đập đi xây mới.

Trùng tu = xây mới?

Đây không phải lần đầu tiên, chùa Phổ Giác được “đại trùng tu”, nhưng có lẽ đây là lần “trùng tu” ầm ĩ nhất. Được xây từ thời Lê Trịnh, đầu Nguyễn (thế kỷ 18), vốn là ngôi chùa nằm ở phía Đông Hồ Gươm. Chùa chuyển về phố Ngô Sĩ Liên từ năm 1886.

Đến năm 1951, sau khi bị san phẳng vì chiến tranh, chùa đã được xây dựng lại trên nền cũ. Theo sư trụ trì Thích Đàm Tường, thì lúc đó, do thời cuộc khó khăn nên chùa Phổ Giác chỉ được xây dựng hết sức hạn chế, không dựa trên cứ liệu nào. Sư trụ trì cho biết: “Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa đã xuống cấp trầm trọng, sẽ rất nguy hiểm nếu tiếp tục duy trì. Và để có được 11 loại giấy phép cho công việc “trùng tu, tôn tạo”, nhà chùa phải mất đến 2 năm (từ năm 2008) chạy vạy khắp nơi”.

Đầu tháng 11 vừa qua, những loại giấy tờ cuối cùng đã xong và công cuộc “trùng tu” theo hình thức “phá cũ làm mới”, bắt đầu. Theo ông Nguyễn Trọng Hải, Phó Trưởng phòng Văn hóa Quận Đống Đa thì chùa đã đổ nát từ nhiều năm nay, nên việc xây mới là chuyện bắt buộc phải làm. Ông Hải khẳng định: “Người ta không gọi là phá đi, chỉ gọi là hạ giải. Nói là phá đi, đập đi xây mới người ngoài dễ hiểu nhầm. Cái này có quy trình của nó, chứ không đơn giản tuỳ tiện được. Gửi lên thành phố qua mấy cơ quan. Đầu tiên là bên Tôn giáo, Sở Quy hoạch kiến trúc, sau đó Sở Văn hoá là Ban quản lý di tích thành phố. Ý kiến thẩm định là Bộ VH - TT & DL cho ý kiến cuối cùng. Ngoài chuyên gia của Bộ thì luôn có ý kiến của các nhà khoa học”.

Trả lời câu hỏi: Tại sao một di tích được cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia lại được Bộ VH -TT&DL đồng ý phá đi xây lại mà không phải là trùng tu theo nguyên tắc giữ lại kiến trúc cũ? Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản cho rằng, kiến trúc hiện tại của chùa là kiến trúc rất muộn và có nhiều điểm bất hợp lý trong quy hoạch. Lý do để công nhận chùa Phổ Giác là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991, theo ông Hùng là để phục vụ nhu cầu bảo tồn những di vật cổ như tượng Phật, chuông, văn bia...

Lật lại hồ sơ di tích chùa Phổ Giác, thì thấy rằng chùa được công nhận năm 1991 về di tích Lịch sử, Kiến trúc và Nghệ thuật. Vậy, nếu nói như ông Hùng thì trước đó, Bộ đã dựa vào đâu để xếp hạng cho chùa?

Xin trùng tu lại xây mới

Công văn số 4143 của Thứ trưởng Bộ VH - TT&DL Trần Chiến Thắng ký ngày 27/11/2009 trả lời Sở VH - TT&DL Hà Nội cũng chỉ là trả lời về việc Sở này xin ý kiến dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phổ Giác. Nếu vậy, sao lại nhập nhằng giữa việc xin tu bổ, tôn tạo thành việc đập đi xây mới hoàn toàn?

Nếu không có một hệ thống quy chuẩn đánh giá rõ ràng, thì việc hạ giải toàn bộ di tích để xây mới như chùa Phổ Giác, cho dù là có căn cứ, cũng sẽ khó tìm được sự đồng thuận trong dư luận.
Theo Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Lịch sử Văn hóa, danh lam thắng cảnh (Ban hành năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin), việc phá đi xây lại này không nằm trong định nghĩa nào về tu bổ, tôn tạo hay phục dựng. Với thiết kế gần như chẳng còn gì của ngôi chùa cũ, đây là việc xây mới.  Vậy thì công trình này còn mang tên tu bổ, tôn tạo hay đại trùng tu để làm gì? Hay chỉ vì nó vướng cái bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia?

Lâu nay, việc phục dựng một di tích bị hư hại đã được làm rất nhiều, có điều phục dựng theo kiểu hao hao giống với kiến trúc thời đó như bản thiết kế chùa Phổ Giác mới thì có lẽ khá hiếm! Ông Nguyễn Trọng Hải cho biết thêm: “Vì không sưu tầm được những tư liệu về kiến trúc cũ của ngôi chùa nên toàn bộ công việc thiết kế sẽ do đơn vị thi công sẽ đảm nhiệm sao cho hợp với nét kiến trúc thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn nhất”. 

Còn kiến trúc sư Nguyễn Hồng Kiên, người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề trùng tu di tích thì cho rằng: “Đã trùng tu thì phải căn cứ vào những gì còn lại của di tích để tu sửa. Còn nếu không thì cứ nói là làm mới hẳn, vì về cơ bản nó không còn giá trị gì về kiến trúc nữa”. Quả đúng vậy, ngay cả bản thiết kế chùa mới theo KTS Nguyễn Hồng Kiên cũng không hẳn là đúng thời Hậu Lê. Ông Kiên cho hay: “Bản thiết kế này theo tôi hoa văn mang ý nghĩa rất trung tính, nó là của thời Nguyễn chứ không phải Lê".

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm