| Hotline: 0983.970.780

Lai lịch sông đào Bắc Hưng Hải

Thứ Ba 13/11/2012 , 10:29 (GMT+7)

Xin cho biết thông tin về lai lịch của con sông đào Bắc Hưng Hải chạy qua quê tôi?

* Xin cho biết thông tin về lai lịch của con sông đào Bắc Hưng Hải chạy qua quê tôi?

Vũ Duy Thọ, Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát úng cho một vùng tứ giác nước được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông, và sông Luộc ở phía Nam. Mỗi tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đều có một phần địa bàn của mình trong tứ giác này.

Vì thế hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải. Hệ thống được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958. Tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km. Nước tưới được lấy từ sông Hồng chủ yếu qua cống Xuân Quan (rộng 19m, 4 khoang cửa, lưu lượng 75m3/s). Nước tiêu chủ yếu qua các cống Cầu Xe (rộng 56m, 7 khoang cửa, lưu lượng 230m3/s), An Thổ (rộng 56m, 6 khoang cửa và 1 âu thuyền, lưu lượng 105m3/s). Ngoài ra còn có một số trạm bơm kết hợp tưới -  tiêu trực tiếp với các sông lớn tại những vùng hẹp ven các sông Đuống, Luộc, Thái Bình.

Hệ thống sông chính dài 200km. Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng hệ thống này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một vài lần tới công trường thăm, động viên và kiểm tra. Việc đào kênh, đắp đê chủ yếu được thực hiện bởi sức người. Hệ thống máy bơm do Trung Quốc viện trợ. Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc Việt Nam, một thời và từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Năm 1959, bộ phim tài liệu "Nước về Bắc Hưng Hải" về quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi này được dựng; sau này đoạt giải Giải Bông sen vàng và huy chương vàng tại Liên hoan phim Matxcơva 1959.

* Xin cho biết trống Ngũ Lôi là loại trống gì, có từ bao giờ?

Đoàn Văn Vượng, Nhân Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử - con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời đất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con. Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần. Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế.

Đám rước bắt đầu vào lúc trời vừa tản sáng, mở đầu bằng việc các thái giám bưng Đồng nhân trong phòng Trai cung điện Cần Chánh bàn giao cho quan Thái Thường tự. Đồng nhân này sẽ được rước lên đặt ở Trai cung tại đàn Nam Giao. Thế rồi, phút chốc cờ vàng tung bay trên Kỳ Đài báo hiệu giờ phút vua lên đường đến Đàn Nam Giao để tế trời. Đoàn Ngự đạo tiến về Đàn Nam Giao với 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo. Đoàn Tiền đạo gồm 2 voi dẫn đầu, với đầy đủ các tượng binh, quản tượng, binh lính cầm cờ ngũ hành, nhị thập bát tú, lễ bộ, phan, trường kiếm, chiêng, lọng đỏ và các nhạc công phường trống ngũ lôi (gọi là ngũ lôi đồng cổ) mang não bạt. Thanh la và trống (đánh hai tiếng một), thể hiện uy quyền của đoàn ngự đạo. Rất ít tài liệu nói rõ về phường trống ngũ lôi.

* Nhắn bạn Hà Thu Trần, Quảng Ngãi, bạn Đỗ Xuân, Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình

Tôi chỉ giải đáp các câu hỏi về khoa học mà thôi. Xin các bạn chuyển câu hỏi về chuyên mục Luật sư của bạn cũng của Báo NNVN (baonnvn @hn.vnn.vn)

* Xin cho biết lịch sử của việc bầu Hội đồng nhân dân cấp xã?

Một số CB hưu trí huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời VNDCCH Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Trong Điều 2 ghi: Ở mỗi xã sẽ đặt Hội đồng nhân dân gồm có từ 15 đến 25 hội viên chính thức và từ 5 đến 7 hội viên dự khuyết. Một đạo nghị định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ quy định rõ cách tính số hội viên tùy theo dân số.... Để xem chi tiết bạn có thể tìm trên mạng toàn văn Sắc lệnh này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất