| Hotline: 0983.970.780

Lái, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ xin mở cửa

Chủ Nhật 23/10/2011 , 07:45 (GMT+7)

Cho rằng bị nhân viên bán vé xe buýt "lừa" đi nhầm tuyến, nam thanh niên thắc mắc và đòi xuống. Anh này liền bị lái, phụ xe hành hung, bắt quỳ xin trước sự chứng kiến của rất đông người.

Chiều 22/10, cho rằng bị nhân viên bán vé xe buýt "lừa" đi nhầm tuyến, nam thanh niên thắc mắc và đòi xuống liền bị lái, phụ xe hành hung, bắt quỳ xin trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách.

Nạn nhân là anh Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đi xe buýt 34 (BKS 30K-1550) của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội chạy tuyến Mỹ Đình - Gia Lâm.

Anh Phúc cho biết, khoảng 14h ngày 22/10, anh cầm đôi chiếu cói lên xe 34 đang đậu trong bến Mỹ Đình và hỏi về đường Lê Văn Lương thì được phụ xe cho biết xe chạy qua tuyến đó. Nhưng đi qua khách sạn Daewoo, biết là nhầm đường, anh Phúc chạy lên thắc mắc và đòi xuống thì bị lái, phụ xe chửi mắng.  

Sau khi bị đánh và bắt quỳ, anh Phúc được tài xế cho xuống bằng cửa trước

Xe chạy qua ngã tư Ngọc Khánh - Kim Mã, tài xế dừng lại và cùng với phụ xe lao xuống đạp, chửi hành khách này, bắt phải quỳ xuống xin thì mới mở cửa. Do anh Phúc nhất quyết không quỳ xin nên họ dọa đưa anh về tận bến xe Gia Lâm mới cho xuống. Trước phản ứng của nhiều hành khách, đến điểm dừng trên phố Nguyễn Thái Học, tài xế mở cửa trước cho anh Phúc và một số người xuống xe.

Với vài vết hằn đỏ trên cổ và vai áo, anh Phúc cho hay, bình thường hay đi xe máy ra Hà Nội, nhưng hôm nay mang đôi chiếu xuống cho vợ và bà ngoại ở phố Hoàng Ngân nên bắt xe buýt.

Bức xúc trước thái độ hống hách của cả lái và phụ xe, bà Phạm Thị Tâm (phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy) kể: "Thấy họ giơ chân đạp cậu ấy, mấy lần tôi vội vàng can. Thế mà họ vẫn cứ nhất định xông vào đánh chửi khiến tôi phải hô lên: 'Các cháu đông như thế này mà để họ đánh người ta thế à'?

Trước đó, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) Nguyễn Phi Thường cho biết, theo kết quả điều tra xã hội học, 65% hành khách không đi xe buýt vì lý do chờ lâu; 16% cho rằng do mức độ phục vụ kém; 10% nói phải đi bộ xa, 5% do tệ nạn và 4% do lái xe ẩu.

Cũng theo bà Tâm, lái xe xông vào đánh, còn phụ xe bắt hành khách "quỳ xuống xin thì mới mở cửa cho xuống".

"Người ta ở quê ra, không biết thì phải hướng dẫn chứ sao lại đánh chửi như thế. Tôi thường xuyên đi xe 34 và thấy có lần tài xế còn làm ông già 70 tuổi một chân kẹp trên cửa, một chân kéo lê dưới đường", nhân chứng này cho biết thêm.

Chiều cùng ngày, ngay khi nhận được phản ánh của PV, đại diện Xí nghiệp Xe điện Hà Nội cho biết, đã tạm thời đình chỉ công tác của nhân viên bán vé và yêu cầu người này về cơ quan làm bản tường trình. 

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm