| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 15/09/2010 , 07:00 (GMT+7)

07:00 - 15/09/2010

Lạm bàn về "thị trường đất”

Đã gọi là “thị trường” thì giá cả phải hoàn toàn do thị trường điều tiết, nó hoàn toàn minh bạch và thay đổi theo quy luật cung- cầu. Xét theo nghĩa đó, thì ở ta hoàn toàn chưa có thị trường đất. Đã không thể là thị trường, thì cái thứ giá cả về đất mà người dân vẫn giao dịch với nhau khi chuyển nhượng, thực tế nó là cái gì?

Ảnh minh họa
"Thị trường chuyển nhượng quyền sử sụng đất" mà sau đây, tôi xin được gọi là “thị trường đất” cho gọn. Điều 56 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Giá đất do Nhà nước quy định”, khoản 1 điều luật trên minh định rằng việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau: a/ Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp”…

Đây là văn bản gốc nói đến thị trường đất. Một số văn bản dưới luật khác của Chính phủ và Bộ như Nghị định 69 của Chính phủ ngày 13/8/2009 (điều 11), Thông tư 14 của Bộ TN-MT ngày 1/10/2009 (điều 5) tiếp tục nói đến “thị trường đất") và cũng yêu cầu khi thu hồi đất của dân, cơ quan có thẩm quyền khi tính toán giá đền bù phải “sát với giá thị trường đất”…

Vấn đề là ở ta đã có “thị trường đất” hay chưa?

Đã gọi là “thị trường” thì giá cả phải hoàn toàn do thị trường điều tiết, nó hoàn toàn minh bạch và thay đổi theo quy luật cung- cầu. Ví như thị trường vàng chẳng hạn, giá vàng lên- xuống liên tục, được cập nhật, niêm yết công khai tại các cửa hàng vàng, bất cứ ai cũng có thể nắm được. Nhà nước không thể quy định ngày này, tháng này giá vàng là bao nhiêu, ngày khác tháng khác là bao nhiêu.

Xét theo nghĩa đó, thì ở ta hoàn toàn chưa có thị trường đất, bởi giá đất do Nhà nước quy định, thể hiện ở chỗ ngày 1/1 hàng năm, các tỉnh và thành phố trực thuốc TW công bố giá đất tại địa phương mình, và trong suốt 365 ngày trong năm đó, giá ấy không thay đổi, trong khi giá đất do người dân giao dịch với nhau thì biến động từng ngày. Đã là thị trường, thì áp đặt cho nó một cáI thang giá cả cố định trong một thời gian là vô nghĩa.

Đã không thể là thị trường, thì cái thứ giá cả về đất mà người dân vẫn giao dịch với nhau khi chuyển nhượng, thực tế nó là cái gì? Xin thưa, đó là một thứ giá chợ đen. Chợ đen xuất hiện khi có những thứ hàng mà giá do nhà nước quy định, nhưng nhà nước lại không đủ lượng hàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Bất cứ ai đã sống qua thời bao cấp, đều hiểu chợ đen là gì. Tôi được nhà nước phân phối cho một cái áo may ô với giá nhà nước quy định là 1 đồng, nhưng mang ra ngoài bán ngay được 5 đồng. 5 đồng ấy là giá chợ đen. Chợ đen không bao giờ được nhà nước công nhận. Chợ đen thời bao cấp là một thứ giao dịch bất hợp pháp.

Vì những giao dịch chuyển nhượng đất đai mà người dân vẫn thực hiện với nhau là chợ đen, nên không một cơ quan có thẩm quyền nào, khi ra quyết định phê duyệt giá đền bù đất cho dân, công nhận nó, lấy nó làm tiêu chuẩn để định giá đền bù cho “sát” theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật khác. Cuối cùng, thì giá đất do nhà nước quy định, vẫn được coi là căn cứ pháp lý để tính giá đền bù cho dấn khi thu hồi, dù giá đất đó có nơi "sát" giá, có lúc chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ bằng 1/10 giá đất “chợ đen”.

Thiệt hại đó, người dân hoàn toàn gánh chịu. Mọi kiến nghị của người dân có đất bị thu hồi “đề nghị tính giá đền bù sát với giá thị trường”, chẳng bao giờ được giải quyết.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm