| Hotline: 0983.970.780

Làm chủ 3 cơ sở ương cá giống, lãi gần 1 tỷ đồng/năm

Thứ Năm 09/02/2017 , 08:01 (GMT+7)

Khởi nghiệp rất ít vốn nhưng nhờ sự kiên trì, không ngại khó, nông dân Nguyễn Quang Khôi ở xã Ngọc Thiện (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trở thành chủ 3 cơ sở ương cá giống cho lãi khá.

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tranh thủ chính quyền địa phương cho thầu ruộng công ích, ông Khôi xin nhận khoán để cải tạo ao thả cá.

11-41-13_nh-1
Mô hình ương cá giống lãi tiền tỷ
 

“Ban đầu định nuôi cá thương phẩm nhưng do vốn ít, vợ chồng tôi quyết định ương cá giống để bán vì chi phí thấp, nhanh thu được vốn”, ông chia sẻ.

Thời gian đầu, ông Khôi gặp nhiều khó khăn. Cá nhập về chưa được bao lâu thì chết mất gần nửa do thiếu kinh nghiệm chăm sóc và bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Thậm chí, có lần quên không tắt máy bơm mà cá trong bể tràn ra cống, rãnh. Không nản lòng, ông vẫn kiên nhẫn mày mò, vừa làm vừa học hỏi để rút kinh nghiệm. Cá mới nhập về có trọng lượng khoảng 8 vạn con/kg. Sau 35 ngày ương, lứa giống đầu tiên được xuất bán, trọng lượng khoảng 700 - 800 con/kg. Thấy khách tranh nhau mua, ông mừng ra mặt.

Theo ông Khôi, ương cá giống không khó nhưng phải thật tỉ mỉ. Trước khi thả cá, ao phải được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột khử trùng nhằm hạn chế  các loại bệnh. Cần theo dõi cá nổi đầu vào buổi sáng sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, gây màu nước định kỳ 1 lần/tuần để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá. Nguồn thức ăn cũng phải được tính toán sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.

11-41-13_nh-2
Cá giống chuẩn bị xuất bán

 

Năm 2005, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, ông quyết định mở rộng quy mô. Bấy giờ, xã Ngọc Thiện cũng có một trại ương cá giống rộng khoảng 4 mẫu nhưng hoạt động không hiệu quả. Thấy vậy, ông vay mượn bạn bè được 70 triệu đồng để thầu lại toàn bộ. “Nhiều người vẫn bảo tôi bị lẫn, người ta thì đang muốn bỏ mà mình lại lao đầu vào, chẳng khác nào ném tiền xuống ao”, ông Khôi cười nhớ lại.

Hiện nay, ông Khôi tập trung ương các loại cá như rô, chép, chim trắng cung ứng giống cá cho bà con nông dân ở khu vực Hà Nội, Hưng Yên…

“Sau khi thả ao, cá giống của ông Khôi phát triển tốt, ít bệnh. Ngoài cung cấp các loại giống cá, ông còn bán thuốc thú y thủy sản và trực tiếp tư vấn về kỹ thuật chăm sóc nên chúng tôi rất yên tâm”, anh Vinh, một trong những khách hàng lâu năm chia sẻ.

Tiếp đà thắng lợi, đầu năm 2012, ông Khôi thuê thêm 4 mẫu đất ở Mộc Châu (Sơn La) để làm trại ương giống. Khoảng 3 - 4 tháng, ông lại xuất một lứa cá giống, trừ mọi chi phí ông lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, trại ương cá giống còn tạo việc làm cho 5 - 6 lao động địa phương với mức thu nhập khá.

11-41-13_nh-3
Công nhân cho cá ăn

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm