| Hotline: 0983.970.780

Làm chủ công nghệ chế biến điều

Thứ Sáu 16/11/2012 , 11:36 (GMT+7)

Với thành tích trên 90% DN sử dụng máy móc SX nội địa để chế biến, ngành điều VN đã 6 năm liên tục duy trì vị trí XK nhân điều số 1 thế giới...

Khác với các nước cũng trồng điều như Ấn Độ, Campuchia, Indonesia hay ở châu Phi, ngành điều VN đã tạo được sức mạnh riêng cho mình bằng đi sâu nghiên cứu công nghệ chế biến.

Với thành tích trên 90% DN sử dụng máy móc SX nội địa để chế biến, ngành điều VN đã 6 năm liên tục duy trì vị trí XK nhân điều số 1 thế giới, ngay cả trong “siêu bão” suy thoái kinh tế năm 2012.

Mới đây cả trăm DN ngành điều đổ về huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương để chứng kiến cuộc trình diễn các sản phẩm máy móc, thiết bị chế biến điều mới nhất ở trong nước SX.


Ngành điều đã tự chủ được công nghệ chế biến điều “made in VN”

Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), đây là một bước tiến dài của ngành chế biến điều VN nếu nhìn lại lịch sử những năm trước đây. Lúc đó, công nghệ chế biến điều của VN gần như chưa có gì, phụ thuộc hầu hết vào lao động thủ công và chỉ một số ít DN lớn nhập hạn chế máy móc nước ngoài về SX (với giá cao ngất ngưởng). Đây cũng là thời điểm ngành điều VN trên bản đồ XK thế giới vẫn còn rất mờ nhạt.

Trước tình hình này, ngành điều đã trăn trở tìm cách giải phóng lao động, tăng năng suất, tạo giá trị gia tăng bằng con đường nghiên cứu các loại máy móc, thiết bị chế biến điều có giá thành rẻ, hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện của DN VN.

Theo ông Học, trong khoảng 20 năm qua, công nghệ SX máy móc, thiết bị chế biến điều trong nước đã liên tục được cải tiến, góp phần quan trọng để ngành điều VN từ chỗ xuất hạt điều thô giá trị thấp, nay đã vươn lên thành quốc gia XK nhân điều số 1 thế giới.

Cũng theo ông Học, thành công lớn nhất là ngành điều đưa hàng loạt máy cắt tách và bóc vỏ lụa tự động vào SX, giải phóng lao động; đồng thời giám sát chặt chẽ được vấn đề VSATTP. Chúng tôi phấn đấu đến 2014, cơ bản các nhà máy điều VN trang bị máy móc, thiết bị chế biến SX nội địa. Thế mạnh của công nghệ trong nước là mức đầu tư thấp nhưng hiệu quả tương đương với công nghệ nước ngoài.

Sự khác biệt này đã giải thích tại sao, trên thế giới có rất nhiều nước trồng điều có sản lượng điều thô rất lớn; nhưng chỉ có VN suốt 6 năm qua (2006 - 2012) mới khẳng định được vị thế XK nhân điều hàng đầu thế giới của mình. Thậm chí, hàng năm, các DN VN còn nhập 300.000 - 400.000 tấn điều thô từ khắp thế giới về để chế biến và tái xuất cho các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu.

Riêng trong buổi trình diễn máy móc, thiết bị chế biến điều “made in VN” lần này, Vinacas khẳng định, mọi người sẽ có nhiều ngạc nhiên và thú vị vì sẽ được chứng kiến tận mắt những bước đột phá về nghiên cứu thiết bị chế biến điều nội địa.

“Khủng hoảng lao động trước đây đã gây khó khăn cực lớn, nhưng đến nay cơ bản đã được giải quyết. Tôi khẳng định đến năm 2013, ngành điều VN sẽ hoàn toàn chủ động trong SX nhờ máy móc “made in VN” SX đa dạng. Đây là yếu tố giúp ngành điều đảm bảo kế hoạch giao hàng đúng hẹn và đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, yếu tố cực kỳ quan trọng trong XK nhân điều ra toàn thế giới”, ông Phạm Văn Công.

Ông Phạm Văn Công, Phó Chủ tịch Vinacas khẳng định, có nhớ lại vào thời điểm trước, ngành điều rơi vào cuộc khủng hoảng lao động, nhiều nhà máy ngưng trệ SX và không đáp ứng đúng hợp đồng ký kết với khách hàng, thì mới thấy được giá trị to lớn của công nghệ chế biến điều “made in VN”.

Ông Công cũng cbo biết, đợt trình diễn này thuộc thế hệ máy móc thứ 3 đã được các DN VN cải tiến rất nhiều, đặc biệt là máy tách nhân, lò hấp, lò chao, máy phân cỡ nhân, lò sấy, máy bóc vỏ lụa chất lượng cao… Đơn cử, chiếc máy cắt tách vỏ hạt điều của đơn vị Khuôn Máy Việt có thể thay thế cho hàng trăm lao động khi giúp DN tách tới 1.000 kg vỏ hạt điều trong vòng 1 giờ.

Máy tách vỏ điều của VN cũng chỉ có tỷ lệ bể dưới 10% (máy ngoại lên đến 25 - 30%), tỷ lệ nhiễm dầu gần như không có. Sáng tạo của DN VN là biết SX dây chuyền bóc vỏ lụa cải tiến từ thiết bị của Ý, nhưng lại ưu việt hơn rất nhiều: rẻ hơn vài lần, tỷ lệ hàng sạch cao (80 - 95% tùy theo chao hay hấp); giảm 80% lao động chân tay…

Chẳng hạn, nếu 1 nhà máy đầu tư công suất 10.000 tấn/năm, nếu mua máy ngoại thì phải mất 2 triệu USD, còn mua máy nội thì sẽ giảm tới 40% tiền đầu tư. Ngoài ra, công nghệ trong nước cũng dễ thay thế, bảo trì và phù hợp với điều kiện của DN VN. Tuy nhiên, thời gian tới cần cải tiến thêm tính chính xác và sức bền vật liệu để vươn tới XK máy móc. Hiện nhiều DN Ấn Độ đã tìm hiểu và đặt mua máy chế biến điều “made in VN” rồi!

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất