| Hotline: 0983.970.780

Làm đê biển- tiến độ rùa bò

Thứ Sáu 13/08/2010 , 09:32 (GMT+7)

"Đích ngắm" đặt ra là đến năm 2010 phải hoàn thiện gần 1.700km đê biển tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Thế nhưng sau 5 năm mới hoàn thiện được 272 km, chỉ đạt gần 20% kế hoạch.

Sau cơn bão số 7 năm 2005, Chính phủ có QĐ số 58/2006/QĐ-TTg về việc đầu tư củng cố, bảo vệ, nâng cấp đê biển với "đích ngắm" đặt ra là đến năm 2010 phải hoàn thiện gần 1.700km đê biển tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Thế nhưng sau 5 năm mới hoàn thiện được 272 km, chỉ đạt gần 20% kế hoạch.

Cấp tiền 35%, làm được 20%!

5 năm đã qua nhưng người dân ven biển Hải Hậu (Nam Định) vẫn chưa hết bàng hoàng về cơn bão số 7 năm 2005. Cơn bão này làm toàn bộ 12 km đê biển Ninh Phú bị vỡ, các tuyến đê Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng cũng bị sóng đánh vỡ nhiều đoạn, đe dọa trực tiếp đến 6.000 người dân ven đê. Hiện Nam Định đã nâng cấp được 19 km đê có thể chống bão cấp 10 tại những khu vực đặc biệt xung yếu của 3 huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, song vẫn còn lo khi bão đổ bộ vào.

Theo quan sát của PV, mặt đê Cồn Tròn, Doanh Châu-Văn Lý (Hải Hậu) vẫn còn đắp bằng đất, lồi lõm ổ voi, ổ gà. Phần mái trước, tiếp giáp với biển vẫn còn dở dang, nhếch nhác hỗn độn đất đá chồng chất, phần mái sau đa số vẫn đắp bằng đất. Tình trạng trên diễn ra tương tự ở tuyến đê xã Giao Thủy đến xã Bạch Long của huyện Giao Thủy. Ông Đỗ Văn Khánh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐĐ-PCLB Nam Định cho biết phần lớn đê biển Nam Định thuộc vùng lấn biển, bãi thoái nghiêm trọng. Trong 91 km đê biển thì 50 km đê đi qua khu vực nền cát, đất đắp đê là cát và cát pha. Khoảng 41 km đê trực diện với biển. Hiện nay vẫn còn hàng chục km đê biển chưa được nâng cấp, rất nguy hiểm nếu bão đổ bộ. Ông Khánh cho rằng, do Nam Định có số lượng đê điều lớn nên hàng năm tu bổ không xuể.

Ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục Đê điều-PCLB (Tổng cục Thuỷ lợi) cho rằng: “Sở dĩ tiến độ đầu tư, cải tạo, củng cố hệ thống đê biển ở các tỉnh như rùa bò và bộc lộ nhiều bất cập là do thiếu tiền. Những dự án có kinh phí thì lại đầu tư dàn trải, việc tổ chức các BQL dự án cũng chưa thực sự thống nhất. Nhiều gói thầu bị chia nhỏ, không gắn kết được với nhau, dẫn đến nhiều công trình bị chậm tiến độ,nhiều công trình xây dựng dở dang nên càng lãng phí”.

Theo Cục trưởng Hoài, so với nhu cầu để hoàn thiện tổng khối lượng công trình theo kế hoạch, trong 5 năm qua, thì mức đầu tư còn quá thấp. Cụ thể, tổng kinh phí được Nhà nước đầu tư cho cả giai đoạn 2006-2010 mới chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng, tính trung bình mỗi năm chỉ khoảng 600 tỷ đồng. Số tiền này “rót” cho cả hệ thống đê biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Quảng Nam chỉ như muối bỏ bể. Tính ra ngân sách Nhà nước mới chỉ đầu tư khoảng 35% tổng kinh phí cho đê biển.

Đắp đến đâu phải xong đến đó

Nâng cấp đê biển Hải Hậu 

 

Ông Hoài thừa nhận, không chỉ hệ thống đê biển mà ngay cả các dự án trồng cây chắn sóng, rừng ngập mặn cũng triển khai rất chậm. “Sau 5 năm, diện tích trồng cây chắn sóng mới chỉ có 132 ha, chỉ đạt 2% so với kế hoạch được giao. Có nơi như Nam Định, tỉnh được coi là bị xâm mặn, biển lở đe dọa diện tích canh tác của nhiều hộ dân, nhưng sau 5 năm triển khai, vẫn chưa trồng được một cây chắn sóng nào”. Các tỉnh này kêu, do đất ven biển bị ngập sâu, trồng cây nào chết cây đó!

Hải Phòng lại khác, là địa phương có khá nhiều diện tích đất nghèo nhưng rất tích cực cải tạo đất và tìm tòi các giải pháp kỹ thuật thích hợp nên diện tích đất trồng cây chắn sóng khá lớn. Trong 5 năm qua, Hải Phòng đã trồng được 3.000 ha cây chắn sóng.

Sốt ruột trước tiến độ đắp đê biển, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định, trong giai đoạn tới phải thay đổi cách làm để đẩy nhanh tiến độ, theo hướng ưu tiên đầu tư cho các đoạn đê xung yếu, tránh đầu tư dàn trải, đặc biệt là việc đẩy mạnh và tạo cơ chế để xã hội hóa thu hút đầu tư vào đê biển. Bộ trưởng nhất trí với các tỉnh tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư; tăng cường trồng cây chắn sóng ở các khu vực trồng được, tạo bãi, cải tạo đất để thuận lợi hơn cho việc trồng cây chắn sóng.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu cây trồng thích hợp với chất đất để đảm bảo đến năm 2013 phải hoàn thành kế hoạch trồng cây chắn sóng dọc tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Bộ sẽ ban hành hướng dẫn phân cấp quản lý đê, duy tu, bảo dưỡng đê biển sau đầu tư nhằm khai thác hiệu quả bền vững các nguồn lợi phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ NN-PTNT và các địa phương phải dồn sức cho kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống đê biển, bởi đây là chủ trương lớn của Chính phủ, góp phần giảm nhẹ thiên tai, cũng như tính mạng, tài sản của nhân dân. “Chương trình xây dựng đê biển phải đảm bảo chống được bão cấp 9 tổ hợp với triều cường tần suất 5%, khu vực tập trung đông dân cư chống được gió bão cấp 12 với mực nước triều trung bình tần suất 5% và đặc biệt phải gắn liền với ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng”-Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm