| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Đã có quy trình phòng trừ sâu lạ hại cà phê

Thứ Năm 17/06/2010 , 10:55 (GMT+7)

Như Báo NNVN đã thông tin, trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một loại sâu lạ xuất hiện trên cây cà phê ăn lá và làm hại cây đã khiến cho nhiều nông dân tỉnh này tỏ ra lo lắng.

Ngày 16/6, theo tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật Lâm Đồng: Kết quả giám định của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho thấy, loại sâu “lạ” này thuộc bộ Lepidoptera, họ Sphingidae, tên khoa học là Cephonodes hylas (Linnaeus); đã được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Srilanca… Đây cũng là loài sâu xuất hiện trên cây cà phê ở tỉnh Gia Lai từ vài tháng trước.

Qua nghiên cứu thực tế trên cây cà phê ở Lâm Đồng và Gia Lai, Cục Bảo vệ thực vật đưa ra biện pháp và quy trình phòng trừ: Ở những vùng có mật độ sâu thấp, có thể áp dụng biện pháp thủ công là bắt diệt sâu non, thu bắt nhộng trên mặt đất, ngắt bỏ lá có sâu trưởng thành kết hợp với làm vệ sinh vườn cây.

Ở những nơi có mật độ sâu trên 30 con/cây, cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu như FM-Tox 50 EC, Sherpa 25EC, Cymkill, Carbaryl, Nurelle… để phun theo liều lượng khuyến cáo. Hiện Sở NN-PTNT Lâm Đồng và các trung tâm nông nghiệp trong tỉnh Lâm Đồng đang mở rộng khu vực điều tra nhằm dự tính, dự báo và đề ra biện pháp phòng trừ thích hợp, không để diện tích cà phê bị sâu “lạ” lan rộng.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất