| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Nguy cơ “khủng hoảng thừa” bò sữa

Thứ Năm 23/10/2014 , 09:15 (GMT+7)

Lâm Đồng đang có gần 10.000 con bò sữa, phát triển vượt mức kế hoạch và, trong đó riêng huyện Đơn Dương có gần 5.000 con.

Một số gia đình lần đầu tiên chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đã gặp khó khăn khi các doanh nghiệp thu mua sữa tại địa phương chưa có nhu cầu ký hợp đồng thu mua thêm sữa, trong khi đàn bò sữa của tỉnh này đã lên tới gần 10.000 con.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn (Đơn Dương), cho biết, theo quy hoạch chăn nuôi bò sữa của huyện Đơn Dương, xã Đạ Ròn đến năm 2015 là 1.500 con, đến năm 2020 ấn định là 2.000 con. Tuy nhiên, hiện nay đàn bò sữa của xã đã lên tới 2.047 con và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

Sự phát triển quá nóng nghề chăn nuôi bò sữa có nguy cơ dẫn đến “khủng hoảng thừa” sữa. Thời gian gần đây, một số hộ mới chăn nuôi bò sữa đã gặp khó khăn về đầu ra. Nguyên nhân là các DN thu mua sữa tại địa phương chưa có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua thêm sữa mới.

Một số gia đình đành phải đem sữa đi bán lẻ. Giá mỗi con bò chuẩn bị cho sữa không dưới 80 triệu đồng. Để có bò giống, nhiều gia đình đã phải vay mượn tiền, thế chấp tài sản để nuôi bò sữa.

Lâm Đồng đang có gần 10.000 con bò sữa, phát triển vượt mức kế hoạch và, trong đó riêng huyện Đơn Dương có gần 5.000 con.

Lý do, chăn nuôi bò sữa đã mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, có hộ đạt doanh thu bán sữa tươi lên tới 80 triệu đồng/tháng.

Đó là nguyên nhân khiến người dân Lâm Đồng đổ xô nuôi bò sữa dẫn đến tình trạng vật nuôi này có dấu hiệu “bội thực”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất