| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng nỗ lực đào tạo nghề

Thứ Ba 05/10/2010 , 11:02 (GMT+7)

Lâm Đồng sẽ chuyển từ hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu...

Theo thống kê chưa đầy đủ của một số Trung tâm Dạy nghề (TTDN) trong tỉnh Lâm Đồng thì còn khoảng 45% lao động sau khi qua đào tạo khóa học không có việc làm đành ở nhà làm vườn hoặc phân bổ đi làm công nhân ở nhiều địa phương khác. Tại TTDN trọng điểm huyện Đơn Dương, với những lớp như chăm sóc cây trồng, may công nghiệp, chế biến nông sản đông lạnh…

Mặc dù, Trung tâm liên kết với các cơ sở, KCN trên địa bàn nhưng tỷ lệ học viên có việc làm, có thu nhập ổn định chỉ chiếm khoảng 50,5%. Thế mà hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có 4 huyện chưa có trung tâm dạy nghề là: Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đức Trọng, Lạc Dương. Bà con nông dân nhiều nơi chưa biết dùng phân hóa học, chưa biết ủ phân hữu cơ… Dạy nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đang triển khai. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương đó đạt hiệu quả cao, thiết thực với nông dân rất cần sự quan tâm từ nhiều cấp, ngành.

Ông Ngô Hữu Hay, PGĐ Sở LĐ, TB- XH Lâm Đồng cho rằng: Việc đầu tư kinh phí đào tạo nghề không nên thực hiện một cách dàn trải theo kiểu cào bằng. Không nên phân biệt TTDN thuộc Sở LĐ, TB- XH với các TTDN của tổ chức, công ty khác, mà nên xem xét năng lực thực tế và hiệu quả dạy nghề để khuyến khích các trung tâm. Thậm chí nên tổ chức đấu thầu nguồn kinh phí ngân sách cấp cho dạy nghề để những trung tâm có khả năng, có điều kiện tham gia huy động được cả nguồn vốn tự có. Việc phân bổ kinh phí cần được thông báo sớm từ đầu năm. Đặc biệt Danh mục dạy nghề cho nông dân cần sát với thực tế lao động từng thôn - buôn, từng làng - xã, từng huyện.

Ông Ngô Hữu Hay cho biết tiếp: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Lâm Đồng (vừa được UBND tỉnh phê duyệt) sẽ chuyển mạnh từ hình thức đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo theo nhu cầu học nghề và nhu cầu của thị trường; gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển KTXH, chú trọng đến chất lượng, hiệu quả, đồng thời tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn theo học nghề.

Theo dự kiến, với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay thì cuối năm 2010, Lâm Đồng sẽ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi với nhiều dự án, kéo theo đó là khoảng hàng chục ngàn lao động không còn đất sản xuất, do đó việc chuyển đổi ngành nghề cho những lao động nông thôn là việc làm cần thiết để bảo đảm cuộc sống, an sinh xã hội.

Tuy nhiên: “Khó khăn nhất hiện nay là những lao động nông thôn tham gia học nghề hầu hết tuổi cao, trình độ học vấn thấp. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương. Đặc biệt, hiện nay năng lực dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa đáp ứng được yêu cầu, cả tỉnh chỉ có 43 cơ sở và 14 trung tâm đào tạo nghề"- ông Ngô Hữu Hay, PGĐ Sở LĐ-TB&XH phụ trách mảng “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Mục tiêu của Đề án là đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản cho lao động nông thôn, trong đó một số đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho, Chil, H’Mông nghèo thông qua các hình thức dạy nghề dài hạn tập trung, phù hợp đặc điểm, khả năng, trình độ của từng đối tượng; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn liền với giải quyết việc làm... Riêng giai đoạn 2010-2015 phấn đấu đào tạo nghề cho hơn 40.000 lao động nông thôn; đến giai đoạn 2015-2020 đào tạo cho 60.000-70.000 người.

Những ngành nghề đào tạo bao gồm: Kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, kỹ thuật đan lát, mộc, thợ xây, thợ hàn - tiện... Dạy nghề đảm bảo thường xuyên từ sơ cấp đến trung cấp. Ngoài ra, Đề án còn quan tâm đến lĩnh vực dạy nghề phi nông nghiệp và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, thị trấn... Lâm Đồng đang rất nỗ lực để Đề án mở ra chính là “chìa khóa vàng” để giải quyết vấn đề lao động - việc làm tại địa phương. 

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.