| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng quyết tâm trồng rừng thay thế

Thứ Sáu 27/02/2015 , 09:05 (GMT+7)

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành văn bản phân bổ kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, đối với diện tích rừng đã được chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang mục đích không phải lâm nghiệp tại các đơn vị chủ rừng, đợt này, UBND tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở NN-PTNT là cả tỉnh sẽ trồng gần 113 ha rừng thay thế.

Đáng lo hiện tượng chây ỳ

Con số 113 ha nói trên là khá nhỏ so với kế hoạch trồng rừng thay thế của Lâm Đồng năm 2015 đã được phê duyệt: 772ha; trong đó gồm 334 ha trồng rừng thay thế diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang làm thủy điện và 437 ha diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang mục đích khác.

Nếu so sánh với diện tích cả giai đoạn 3 năm 2014 - 1016 phải trồng thay thế của cả tỉnh thì con số 113 ha càng thấp: 113/2.096ha!

Tuy nhiên, 113 ha chưa hẳn là con số nhỏ của “gói” trồng rừng thay thế năm 2015 vừa được tỉnh phê duyệt.

Thực tế từ khi chính sách trồng rừng thay thế được hình thành và triển khai thực hiện, hầu hết các địa phương (trong đó có Lâm Đồng) đều vấp phải sự hững hờ, hoặc cũng có thể gọi là sự chây ì của các đơn vị có trách nhiệm trồng rừng thay thế - các doanh nghiệp thủy điện, các chủ dự án sử dụng đất rừng vào mục đích ngoài lâm nghiệp.

Năm 2014, theo kế hoạch được xây dựng ngay từ đầu, cả tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm trồng 887 ha rừng thay thế; trong đó, diện tích phải trồng thay thế cho phần chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện là 450 ha, diện tích còn lại (437ha) là rừng thay thế cho diện tích chuyển sang các mục đích khác.

Cũng như nhiều tỉnh khác trong cả nước, việc trồng rừng thay thế ở Lâm Đồng được thực hiện theo hai hình thức: Các doanh nghiệp tự trồng hoặc các đơn vị chủ rừng nộp tiền trồng rừng thay thế với đơn giá gần 85 triệu đồng/ha (tiền của doanh nghiệp có diện tích rừng cần trồng thay thế).

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp thủy điện trên địa bàn Lâm Đồng đều chọn cách chi tiền cho các chủ rừng trồng rừng thay thế cho đơn vị mình.

Ưu ái nhưng vẫn chây ỳ

Ngay từ đầu năm 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã linh động cho các doanh nghiệp được nộp tiền trồng rừng thay thế từ 2 - 3 đợt, nhưng chậm nhất là khoảng cuối tháng 3 phải nộp đủ.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 8/2014 - khi mùa trồng rừng sắp kết thúc, hầu hết các đơn vị vẫn cứ chây ỳ với cả hàng chục lý do được đưa ra như doanh nghiệp đang thiếu vốn, việc đo vẽ hiện trạng chưa được thống nhất, định mức trên một đơn vị diện tích trồng rừng chưa được thống nhất...

Xử lý sự chây ỳ này, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phải đưa ra “tối hậu thư”: Nếu đơn vị nào chậm nộp tiền trồng rừng thay thế so với quy định sẽ bị “phạt”! Trên địa bàn Lâm Đồng, đến cuối mùa trồng rừng năm ngoái, có 8 đơn vị (doanh nghiệp) được “điều chỉnh” bởi “tối hậu thư” này!

Trong đó, hai đơn vị được “điểm mặt” bởi diện tích trồng rừng thay thế chiếm phần lớn là Cty Cổ phần Thủy điện Miền Nam với diện tích phải trồng là 278ha đối với thủy điện Đam Bri và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 với diện tích phải thay thế là 101ha đối với thủy điện Đạ Khai.

Còn nhớ cuối năm 2014 vừa qua, trước sự chây ỳ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ dự án thủy điện, Bộ NN-PTNT đã phải “đe”: Rút giấy phép dự án, nhất là dự án thủy điện, nếu như doanh nghiệp đó chây ỳ trong trồng rừng thay thế!

Trong thực tế, Lâm Đồng và nhiều địa phương khác trong cả nước, diện tích trồng rừng thay thế chỉ đạt không quá 50% so với kế hoạch hằng năm. Có lẽ trong năm 2015 này, sự kiên quyết trong xử lý đối với những doanh nghiệp tỏ ra chây ỳ cần được các cơ quan hữu trách và chính quyền đặc biệt lưu tâm!

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm