| Hotline: 0983.970.780

Lạm dụng kháng sinh tăng nguy cơ bị hen

Thứ Năm 29/11/2012 , 10:42 (GMT+7)

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy, những trẻ có mẹ sử dụng kháng sinh khi mang thai dễ bị hen hơn so với những trẻ khác.

Kháng sinh và bệnh hen

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy, những trẻ có mẹ sử dụng kháng sinh khi mang thai dễ bị hen hơn so với những trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã thu thập dữ liệu về hơn 30.000 trẻ em được sinh ra trong khoảng các năm từ 1997-2003 và sau đó được theo dõi trong 5 năm. Họ thấy rằng, khoảng 7.300 trẻ (gần 1/4) bị phơi nhiễm với kháng sinh trong khi còn ở trong bụng mẹ. Trong số đó, cho tới khi 5 tuổi, chỉ hơn 3% (238 trẻ em) phải nhập viện vì hen.

Sau khi tính đến các yếu tố khác có thể gây bệnh hen, các nhà khoa học kết luận rằng, trẻ bị phơi nhiễm kháng sinh từ trong bụng mẹ tăng 17% nguy cơ phải nhập viện vì bệnh hen.

Tương tự, những trẻ này cũng tăng 18% nguy cơ bị kê đơn thuốc hen so với những trẻ có mẹ không sử dụng kháng sinh trong khi mang thai.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí The Journal of Pediatrics.

Kháng sinh và đường ruột

Một nghiên cứu khác cho thấy, trẻ dùng nhiều kháng sinh từ khi còn nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, vốn được biết đến như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Tiến sĩ Matt Kronman thuộc Trường Y, Đại học Washington ở Seattle, Mỹ cho biết: “Trẻ dùng càng nhiều kháng sinh, càng tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột”.

Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy, mối liên quan giữa bệnh đường ruột và việc dùng kháng sinh song còn rất hạn chế. Nghiên cứu mới này xem xét dữ liệu về hơn 1 triệu trẻ ≤ 17 tuổi ở Anh, tất cả những trẻ này được theo dõi từ năm 1994-2011.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, 64% số trẻ dùng ít nhất 1 lần một loại kháng sinh nào đó và khoảng 58% trẻ dùng các kháng sinh chống lại vi khuẩn kỵ khí, loại vi khuẩn không cần tới ôxy để tăng trưởng. Các loại kháng sinh chống lại vi khuẩn kỵ khí gồm: penicillin, amoxicillin, tetracyclines, metronidazol, cefoxitin...

Trong thời gian theo dõi, gần 750 trẻ bị tiền mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Các triệu chứng thường gặp của những bệnh này bao gồm: Đau bụng, tiêu chảy và sụt cân. Nguy cơ này còn cao hơn gấp 5 lần ở những trẻ phải dùng kháng sinh trước 1 tuổi so với những trẻ không dùng kháng sinh song nguy cơ này giảm đáng kể theo tuổi.

TS Kronman kết luận, một số kháng sinh làm thay đổi môi trường vi khuẩn tự nhiên nên dễ gây bệnh viêm ruột.

Tăng nhiễm khuẩn bệnh viện

 Tại hội nghị Triển khai kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế tổ chức mới đây, GS.TS Trần Quỵ, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Hà Nội cho biết, tỷ lệ nhiễm khuẩn BV của nước ta hiện dao động 5-8%. 

4 bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn BV gồm: Viêm phổi do dùng máy thở, nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đặt xông, thông tiểu do vệ sinh không tốt, nhiễm khuẩn vết mổ do vô trùng không tốt… Hậu quả làm tình trạng bệnh của bệnh nhân diễn biến nặng thêm, thời gian nằm viện dài hơn, tỷ lệ biến chứng và nguy cơ tử vong cũng tăng lên.  Theo GS. Quỵ, nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm khuẩn BV là tình trạng lạm dụng kháng sinh và ý thức rửa tay bằng xà phòng trong BV chưa cao.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.