| Hotline: 0983.970.780

Lạm dụng lưu huỳnh là con dao hai lưỡi

Thứ Năm 01/07/2010 , 11:58 (GMT+7)

Đó là ý kiến của thạc sĩ Trần Phi Hùng, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương...

Đó là ý kiến của thạc sĩ Trần Phi Hùng, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương liên quan đến việc các làng nghề chế biến dược liệu dùng bừa bãi lưu huỳnh để bảo quản.

Thưa ông, việc dùng lưu huỳnh trong sấy, bảo quản dược liệu có phải mới xuất hiện thời gian gần đây không?

Từ lâu người dân đã dùng lưu huỳnh để bảo quản dược liệu sống bằng phương pháp xông sinh. Xông sinh nghĩa là đốt để lưu huỳnh bay hơi, bám vào dược liệu chống mốc mọt. Đó là phương pháp rất phổ biến. Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim, người ta dùng phổ biến trong chế tạo phân bón, thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm. Lưu huỳnh cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất, chế tạo ắc quy, lưu hoá cao su, bột giặt, chất bảo quản…Theo kinh nghiệm dân gian, lưu huỳnh còn dùng để chữa ghẻ, để tẩy giun sán. Nó không hoà tan trong nước. Khi người ta bảo quản dược liệu bằng cách đốt lưu huỳnh sẽ tạo ra các khí, hợp chất có lợi và hại trong đó có sinh ra khí sunphua mùi trứng thối. Đó là loại là khí độc, nhưng khi lưu huỳnh cháy không phải chỉ tạo thành khí này bởi nếu thế người sử dụng, bảo quản là người bị độc đầu tiên. Nhưng không vì thế mà lạm dụng việc xông sinh. Xông với hàm lượng rất nhiều lưu huỳnh trong một lượng dược liệu nhất định có khi làm giảm tác dụng của dược liệu đó đi.

Công thức cứ khoảng 3 kg lưu huỳnh sấy cho 1 tạ hoài sơn, các loại khác 1,5-2kg/1 tạ như người dân ở làng nghề dược liệu tại Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) thường dùng, ông thấy liều lượng như thế có hợp lý?

Thực ra liều lượng đó là kinh nghiệm của người dân nơi đây đã quen sử dụng chứ không nơi nào hướng dẫn phương pháp bảo quản mà dùng với số lượng lưu huỳnh lớn, chu kỳ xông sinh thường xuyên đến như vậy. Trước đây, tôi từng chứng kiến tận mắt những cơ sở bảo quản dược liệu của Nhà nước, họ xông sinh cả một kho để dược liệu cũng chỉ cần vài cục lưu huỳnh mà đã thấy khói mịt mù, đã đảm bảo khỏi mốc, mọt rồi. Dùng bao nhiêu lưu huỳnh cho một yến, một tạ dược liệu là vừa? Sau bao lâu xông sinh lại một lần? Mất bao nhiêu thời gian lưu huỳnh bay hơi hết trong dược liệu (khi xông sinh, lưu huỳnh bám bên ngoài dược liệu - PV)… Những câu hỏi đó cần phải có chương trình nghiên cứu mới trả lời chính xác được bởi trong các tài liệu giáo khoa từ trước đến nay chỉ hướng dẫn chung chung, chưa đưa ra mức liều lượng xông sinh nào thật cụ thể, chi tiết cả. Kinh nghiệm cho thấy,  dùng lưu huỳnh là con dao hai lưỡi nếu lạm dụng quá nhiều. 

Vậy ông có thể phân biệt bằng cảm quan dược liệu nào có tồn dư lưu huỳnh nhiều dược liệu nào sạch được không?

Điều này rất khó. Với người dân mua thuốc bắc, thuốc nam trôi nổi trên thị trường đúng là không kiểm soát được yếu tố chất lượng, sấy tẩm có tồn dư chất này, chất kia hay không. Vì thế tôi khuyên người bệnh nên mua ở những cơ sở y tế đảm bảo, trong quá trình sử dụng nên ngâm, rửa, sấy, sao… sẽ loại bỏ cơ bản tồn dư lưu huỳnh trong thuốc.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất