| Hotline: 0983.970.780

Làm gì hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc?

Thứ Năm 08/07/2010 , 10:35 (GMT+7)

Người trồng khoai tây, củ cải, cà rốt, gừng, hành tỏi ở Đà Lạt vô cùng sửng sốt khi biết nông sản cùng loại NK từ Trung Quốc về Việt Nam có giá siêu rẻ: khoai tây 2.300 đ/kg (trong lúc giá thành tại thủ phủ khoai tây Đà Lạt đã lên tới 5.000 đ/kg và giá bán sỉ tại Đà Lạt đã là 7.000 đ/kg), gừng - 2.300 đ/kg, cà rốt - 3.900 đ/kg. Không chỉ với các loại củ mà các loại rau quả của Trung Quốc cũng có giá cực rẻ - cam 5.700 đ/kg, táo 6.000 đ/kg.

Không chỉ có giá siêu rẻ mà các nông sản của họ đều to hơn, độ đồng đều cao hơn, chứng tỏ được SX ở quy mô hàng hóa với trình độ canh tác cao. Nhờ giá rẻ, mẫu mã đẹp, bán lời được nhiều nên nông sản Trung Quốc đã tràn ngập các chợ đầu mối ở TPHCM chiếm tới 30-40% thị phần, trong lúc nông sản Đà Lạt đã giảm từ 30% xuống còn khoảng 20%.

Cơ quan thuế giải thích hàng Trung Quốc rẻ vì nông sản của họ có C/O (xuất xứ) nên được hưởng thuế suất 5%, trong lúc các nước khác xung quanh không có C/O nên phải chịu thuế 5%. Chỉ 5% cũng chưa thể nghĩ tới giá rẻ như thế. Có lẽ cần có một nghiên cứu về cách thức tổ chức SX, các chính sách ưu đãi của nhà nước Trung Quốc cho tam nông và việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ thì mới có lời giải thích thỏa đáng.

Tuy nhiên, có sự liên tưởng – Vừa qua chúng ta có thử NK thiết bị và công nghệ của Israel để mong đưa năng suất của cà chua từ 30 tấn/ha/vụ như hiện nay lên 250-300 tấn/ha như họ nhưng không dễ bởi ông điện thì cứ phập phù, thiết bị không phù hợp khiến cho nhà mát thành lò nóng. Trong lúc chỉ với  nhà màng hở, một số nhà vườn trồng cà chua Đức Trọng – Đà Lạt cũng đã đạt tới con số năng suất 200 – 250 tấn/ha (qui mô 1.000 m2). Tại sao chỉ một số hộ ở Đức Trọng làm được mà chưa thể nhân rộng. Tại sao nông dân các vùng khác có điều kiện tương tự như Mộc Châu, Sapa tại sao  lại chưa làm được?

Nông dân Lâm Đồng hiện nay đã khống chế được bệnh héo xoăn vàng lá cà chua do virus bởi 100% diện tích trồng cà chua (khoảng 6-7.000 ha) sử dụng giống ghép. Vậy thì các bệnh do các tác nhân khác như nấm, vi khuẩn trên toàn bộ 20-25.000 ha trồng cà chua của Việt Nam (miền Bắc khoảng 15.000 ha, miền Nam khoảng 10.000 ha) liệu có tìm được giải pháp khác? Hàng chục ngàn nhà khoa học nông nghiệp, mấy chục viện nghiên cứu rải khắp từ Bắc chí Nam với không biết bao nhiêu tiến sĩ- xin chuyển đến các vị những câu hỏi này. 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất