| Hotline: 0983.970.780

Làm gì khi thời tiết nóng lên?

Thứ Sáu 15/07/2011 , 11:51 (GMT+7)

Hỏi 10 gia đình cất nhà, “làm gì để đối phó với tình trạng thời tiết ngày càng nóng?”, họ đều có chung câu trả lời: “Lắp máy lạnh (máy điều hòa) thôi”.

Hỏi 10 gia đình cất nhà, “làm gì để đối phó với tình trạng thời tiết ngày càng nóng?”, họ đều có chung câu trả lời: “Lắp máy lạnh (máy điều hòa) thôi”. Không ai có ý nghĩ “trồng cây xanh, mở cửa lựa hướng gió, tích cực bảo vệ rừng và những vùng đất ngập nước, không gây thêm ô nhiễm cho môi trường”.

Hiện tượng trái đất nóng lên là điều mà các nhà khoa học thường xuyên cảnh báo bằng những số liệu đáng tin cậy và hàng loạt những biểu hiện về hiện tượng nóng lên của trái đất như: “cường độ bão tuyết tăng, gấu trắng tuyệt chủng, Bắc Cực sẽ hết băng, muông thú nhỏ đi, sóng thần, cháy rừng xảy ra nhiều hơn” và còn nhiều những tai họa khác: “lỗ rò khí mêtan khổng lồ ở Bắc Cực, băng trôi khổng lồ từ Nam Cực”.

Nhưng ai là người có trách nhiệm khắc phục hiện tượng này, chẳng lẽ cũng chỉ là những nhà bảo vệ môi trường? Tình trạng trái đất nóng lên không chỉ là vấn đề môi trường mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các mặt khác trong đời sống kinh tế, xã hội. Việc không có kế hoạch ứng phó hoặc để người dân tự ứng phó theo kiểu “đụng đâu làm đấy” thì thảm họa chung ắt khó tránh khỏi.

Người dân tuy lờ mờ về chuyện biến đổi khí hậu, nhưng cũng cảm nhận được chung một điều là thời tiết mỗi ngày một oi bức, khó chịu hơn, ngay cả trong mùa mưa và về đêm. Trước đây, vùng ĐBSCL luôn tự hào là xứ sở của miệt vườn có “cây xanh, nước mát bốn mùa”. Bây giờ, niềm tự hào ấy ít ai nhắc đến nữa. Xứ sở miệt vườn cũng tràn ngập “máy lạnh” để tạo không khí mát mẻ trong nhà vào những tháng mùa khô và thậm chí còn dùng cho cả mùa mưa và những tháng cuối năm mà lẽ ra, thời khắc này trước đây thường có tiết trời mát mẻ, hơi lạnh, dễ chịu.

Để ứng phó với thời tiết nóng lên, ngày nay người ta xây nhà, xây cơ quan, trường học, công sở đều là nhà cửa kính. Cũng dễ hiểu vì con người cần có máy điều hòa để làm việc nghỉ ngơi, sinh hoạt. Máy điều hòa giúp con người đối phó với cái nóng trong nhà nhưng thải ra một lượng khí nóng cho môi trường chung quanh và gây hiệu ứng nhà kính.

Quả là có lợi cho mình, nhưng lại rất hại cho môi trường. Số máy này có nhu cầu tiêu thụ hằng năm tăng khoảng 50% so với năm trước. Ở Sài Gòn, một thống kê cho thấy, dân văn phòng dùng máy lạnh không dưới 90% còn khi ở nhà, tỉ lệ người dùng máy cũng không dưới 50%. Con số này còn tăng dần hằng năm.

Khu cơ quan, công sở tràn ngập máy lạnh, thậm chí nhà dân nghèo cũng có máy lạnh. Các trường học, lớp học cũng được quảng cáo chất lượng tốt nhờ có máy lạnh. Số lượng máy lạnh giúp cho người thoải mái khi làm việc, sinh hoạt nhưng bằng ấy máy lạnh thì lượng nhiệt thải ra trong không khí chắc chắn sẽ không nhỏ.

Hiện tượng giao thông bằng xe cơ giới cũng góp phần tăng nhiệt độ trong không khí. Việt Nam có lượng xe máy (xe mô tô) trên 20 triệu chiếc. Số lượng này tăng nhanh mỗi năm và điều đáng lo ngại hơn là việc kiểm soát khí thải từ phương tiện xe cộ chưa được thực hiện hiệu quả, khiến cho bầu không khí không những nóng mà còn bị ô nhiễm nặng. Tại các đô thị lớn, ô nhiễm không khí do CO và HC được thải ra từ phương tiện giao thông chiếm 70- 90%, trong khi xe mô tô gây ô nhiễm chiếm hơn 90% so với các phương tiện cơ giới khác.

Với những thói quen tiêu dùng trên, nhà nước có thể điều chỉnh hạn chế việc dùng xe mô tô bằng lộ trình kiểm soát nghiêm ngặt khí thải chớ không thể hạn chế được việc dùng máy lạnh. Từ 1/7/2007, các xe máy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu mới đặt ra yêu cầu chuẩn khí thải Euro 2 trong khi, các nước tiên tiến đã áp dụng chuẩn Euro 4. Ngoài ra, cũng cần có giải pháp tốt về xe công cộng, xe buýt ở những thành phố lớn nhằm thu hút người dân bớt thói quen đi xe máy ở những tình huống, thời gian không cần thiết.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.