| Hotline: 0983.970.780

Làm khổ nhà đầu tư

Thứ Sáu 13/09/2013 , 09:50 (GMT+7)

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ hơn một năm nay, chủ đầu tư đã hoàn thiện tất cả những thủ tục theo luật định nhưng đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên vẫn không chịu giao đất để nhà đầu tư thực hiện dự án.

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ hơn một năm nay, chủ đầu tư đã hoàn thiện tất cả những thủ tục theo luật định nhưng đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên vẫn không chịu giao đất để nhà đầu tư thực hiện dự án.

Hàng trăm tỷ đồng vốn huy động để thực hiện dự án bị "đắp chiếu" khiến chủ đầu tư có nguy cơ bị các đối tác phạt nặng vì vi phạm hợp đồng.


Dự án Trung tâm Thương mại Hồng Hưng vẫn chưa được giao đất

Nhà đầu tư kêu trời

Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Hồng Hưng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 4/6/2012. Theo đó, diện tích đất của dự án là 1228 m2 thuộc tổ 23, phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án được triển khai từ quý 4/2012 và hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2014.

Ông Hồng Sỹ Hưng, Giám đốc Cty TNHH Hồng Hưng (có trụ sở tại TP Thái Nguyên), cho biết, dự án bị chậm tiến độ khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan.

Các hợp đồng do Cty kí kết với các doanh nghiệp cung ứng vật liệu, thiết kế và tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng và đặc biệt là các đối tác góp vốn đã có hiệu lực. Nếu dự án không được triển khai nhanh chóng thì Cty sẽ phải bồi thường hàng chục tỷ đồng.

Điều kiện cần nhưng chưa đủ

Để thoát việc các đối tác phạt tiền do dự án chậm tiến độ, trong khi nhà đầu tư cũng đang “om” số tiền cả trăm tỷ đồng, chủ đầu tư đã chạy vạy khắp nơi từ cấp phường lên đến cấp bộ để tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Nơi nào cũng thống nhất quan điểm, dự án phù hợp với quy hoạch, đã đảm bảo các thủ tục cần thiết theo quy định.

Ở cấp thành phố, ngày 3/04/2013, UBND TP Thái Nguyên ra Văn bản số 336 đề nghị thu hồi đất, giao đất cho Cty TNHH Hồng Hưng theo luật định.

Ở cấp tỉnh, ngày 28/3/2013, Sở Xây dựng đã cấp chứng chỉ quy hoạch khẳng định dự án không ảnh hưởng gì đến các công trình phụ cận. Đồng thời cho phép chủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại với chiều cao 9 tầng. Tiếp đó, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cũng có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh báo cáo cụ thể và khẳng định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là hoàn toàn hợp pháp.

Liên quan đến thông tin cho rằng dự án nằm trên hành lang đê và công trình chống lũ, Cty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị tỉnh Thái Nguyên đã xác định vị trí khu đất triển khai dự án không vi phạm vào hành lang tiêu chuẩn và có khoảng cánh an toàn đối với việc bảo vệ công trình cống tiêu úng.

Sở NN-PTNT tỉnh cũng có báo cáo khẳng định, dự án Hồng Hưng nằm ngoài hành lang bảo vệ của đê sông Cầu.

Khẳng định trên tiếp tục được làm rõ tại biên bản thỏa thuận của Bộ NN - PTNT ngày 21/5/2013 về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê của tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, tuyến đê gần dự án chỉ là đê chỉnh trang thành phố và khu vực triển khai dự án nằm ngoài tuyến đê trên. Mới đây nhất, ngày 23/7/2013, Viện Quy hoạch Thủy lợi có báo cáo quy hoạch chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê của tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo này một lần nữa cho thấy mặt bằng xây dựng dự án không ảnh hưởng đến công trình phòng chống lũ cũng như hành lang bảo vệ đê.

Một trong những nghi vấn về việc UBND tỉnh chưa giao đất cho Cty TNHH Hồng Hưng được đưa ra là do trong khu vực dự án có một phần diện tích (240 m2) do Cty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên quản lý, trước đây đã cho một doanh nghiệp khác thuê lại.

Vì sử dụng sai mục đích theo kết luận kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên số 649/KL-TTr ngày 27/4/2007; đến ngày 25/10/2012 Cty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên đã có Công văn số 333/CV-CTKTTL, về việc trả UBND tỉnh toàn bộ diện tích 240 m2 để nhà đầu tư thực hiện dự án. Nếu tỉnh thu hồi diện tích trên rất có thể sẽ làm “mất lòng” doanh nghiệp đang sử dụng đất trái phép.

Rõ ràng, từ những báo cáo, trả lời của các ngành chức năng nói trên và khi chủ đầu tư đã hoàn thiện tất cả các thủ tục cần thiết theo luật định mà vẫn không được giao đất để thực hiện dự án thì câu hỏi được đặt ra là, UBND tỉnh Thái Nguyên còn chờ đợi điều kiện cần và đủ là gì để có thể khâu nối giữa việc cấp giấy chứng nhận đầu tư với việc bàn giao đất cho nhà đầu tư?

Trong khi đó, trong một trả lời mới đây, ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, khẳng định dự án Trung tâm Thương mại Hồng Hưng hoàn toàn phù hợp với Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Luật Đê điều hiện hành. Tỉnh đang tạo mọi điều kiện để triển khai dự án.

Nhìn lại quá trình thu hút đầu tư của Thái Nguyên trong hơn 10 năm tại Khu công nghiệp trọng điểm thì có gần một nửa nhà đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đã buộc phải khăn gói bỏ đi địa phương khác.

Lý do là tỉnh chưa tạo được quỹ đất để giao cho nhà đầu tư. Mới vỡ lẽ, thực tế trên đã tạo ra một tiền lệ xấu. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư phải chăng chỉ là để lấy thành tích về thu hút đầu tư còn tính khả thi của những dự án đầu tư như thế nào thì còn phải chờ xem thái độ của chủ đầu tư ra sao.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm